Các dáng Ấm tử sa phổ biến (P1)

Các dáng Ấm Tử Sa phổ biến

    Ấm Tử Sa là một loại trà cụ thân thuộc với người uống trà,là một thành phần không thể thiếu được trong bộ trà cụ của người sành trà chẳng thế mà các cụ nhà ta đã có câu : “ Nhất nước – Nhì trà – Tam Pha – Tứ ấm “ . Ở Trung Hoa đất tử sa đã được tìm thấy và được chế tạo thành những chiếc Ấm Tử Sa đầu tiên và khoảng hơn 1000 năm trước . Càng về sau Ấm Tử Sa ngày càng được những người yêu trà tin dùng do những đặc tính rất đặc biệt của đất tử sa mà chỉ vùng Nghi Hưng mới có. Đó là đặc tính thẩm thấu hương trà,càng dùng lâu thì pha trà càng ngon nhất là nếu chỉ dùng một ấm pha duy nhất một loại trà , ngoài ra Ấm Tử Sa còn có khả năng giữ trà lâu bị mốc nếu quên không đổ trà trong ấm. Ấm Tử Sa còn có những đặc tính quan trọng khác nhưng là do các nghệ nhân làm ấm tạo nên như : dòng chảy tốt và mềm như lụa, nắp ấm khít không làm bay hương trà và nước trà không bị nhỏ ra khỏi miệng ấm, nhiều kiểu dáng phong phú phục vụ tốt cho nhiều sở thích thẩm mỹ khác nhau . Trong bài viết này Trà Thuần Việt xin được chỉ mạn đàm về các hình dáng của ấm tử sa và những người đã sáng tạo ra những dáng ấm đó . Ấm Tử Sa có vô vàn kiểu dáng khác nhau, và mỗi kiểu dáng khi được nghệ nhân khắc hoa văn,thơ phú lên thì biến thành những tác phẩm nghệ thuật thực sự (Ấm Tử Sa đắt tiền hơn các loại ấm đất khác có lẽ là do chúng ta mua một tác phẩm nghệ thuật chứ không phải là một chiếc ấm pha trà bình thường ).Chúng tôi không có ý định thống kê tất cả các loại hình dáng của Ấm Tử Sa , Vì đến bản thân chúng tôi sau một thời gian dài dùng ấm,tiếp xúc với nhiều loại kiểu dáng khác nhau nhưng vẫn chưa thể nhớ hết được tên và kiểu dáng ấm vì sức sáng tạo của các nghệ nhân làm ấm là vô hạn. Cũng một phần là tên là tiếng Trung được phiên ấm ra Hán Việt khá là khó nhớ nhưng phần lớn là do quá nhiều dáng ấm . Có dáng ấm rất nổi tiếng và có những kiểu dáng ấm rất hiếm khi gặp …Hôm nay chúng ta chỉ bàn đến các kiểu dáng ấm nổi tiếng và phổ dụng ( cũng có những dáng ấm biến tấu từ những dáng ấm phổ biến nhưng vẫn được gọi chung một tên ) :

1, Ấm tử sa xuyết cầu (Chuyết cầu)

ấm trà tử sa xuyết cầu

Ấm xuyết cầu là loại ấm điển hình trong các loại ấm có hình tròn truyền thống,cũng là 1 trong những kiểu dáng đặc biệt ưu tú của ấm tử sa. Tạo hình cơ bản là núm,nắp ấm và thân ấm là 3 hình tròn the trình tự từ bé đến lớn mà hợp thành ấm xuyết cầu.Bụng ấm là hình tròn lớn,nắp ấm là hình tròn nhỏ hơn,tròn nhỏ nằm trongvòng tròn lớn,ven miệng và ven nắp xuyết cầu có đều có 1 viền đắp nổi. Viền trên nắp lớn dày và nổi hơn viền ven miệng ấm,trên lớn dưới nhỏ,khi đậy nắp sẽ hợp thành 2 viền, thường gọi là ” thiên áp địa” hay ” viền văn võ” hoặc ” viền mẫu tử “. Vào thời Dân quốc,ấm Xuyết cầu của nghệ nhân Trình Thọ Trân được xem là xuất sắc trong mẫu ấm xuyết cầu.

Tạo hình ấm tử sa xuyết cầu

Tạo hình ấm tử sa xuyết cầu

Tạo hình của ấm xuyết cầu,đúng theo nghĩa sáng tác của ấm,các vòng tròn đan chuyết với nhau,đặt tên theo đặc điểm kết cấu tạo hình nên gọi là ” ấm chuyết cầu” có vẻ chính xác hơn.

Ấm Tử Sa Xuyết Cầu ( Chuyết Cầu )

Ấm Tử Sa Xuyết Cầu ( Chuyết Cầu ) Tác giả : Trình Thọ Trân

Đây là mẫu ấm chuyết cầu. Nghệ nhân đời Thanh tên Trình Thọ Trân,lúc chế ấm nghệ nhân đã bước sang tuổi 80,và mẫu ấm này đạt giải khuyến khích tại cuộc triển lãm Ấm Tử Sa tại Panama.  

2.  Ấm tử sa Văn Đán

Ấm Tử Sa Văn Đán

Ấm Tử Sa Văn Đán ( Chất liệu chu sa cũ )

Nguồn gốc tên Ấm Văn Đán Ấm Văn Đán được sáng tác vào cuối đời Minh đầu đời Thanh,có hình dáng gần giống ấm “Tây Thi” và ấm “Quý Phi”.(hai kiểu ấm này được sáng tác sau này ,vào khoảng giữa đời Thanh,hình dáng lung linh,nguy nga thanh tú.) Còn ấm văn đán trọng vẻ cổ điển mộc mạc,đó là đặc điểm thẩm mĩ nghệ thuật tương đối được chú trọng lúc đương thời. Văn Đán được giải theo nghĩa là: ” văn” chỉ sự dịu dàng nho nhã,ngoại hình tư thái ung dung.”Đán” là chỉ nữ diễn viên trong hài kịch bấy giờ. Ấm Văn đán được xem là danh ấm và có bài thơ tụng rằng: ” Hà tất Phượng Hoàng khuyếch ngự danh, Hoản nữ từ tiền lạc nhật trần, Tùng Trúc Mai dĩ khai tam kính.hoa lạc điểu đề thủy tự lưu.” Cũng có sử ký ghi lại rằng rằng, Văn đán là tên một loại quả, tức là quả bưởi ngày nay,tức được mô phỏng theo sinh thái.thời bấy giờ . Ấm Tử Sa được mô phỏng theo sinh thái phải thể hiện được cái nữ tính thời cổ , phải dịu dàng,nho nhã ,mỹ lệ. Hiện nay, ấm Văn đán,Tây Thi,quý phi biến hóa đa dạng, tùy theo phong cách của thợ gốm mà thành,cao thấp phì ốm, muôn màu muôn vẻ.khiến việc gọi tên. có khi cũng có sự nhầm lẫn, tuy vậy,vẫn còn giữ được hình thể nguyên thủy của ấm Văn Đán.

Ấm Tử Sa Văn Đán mới

Ấm Tử Sa Văn Đán mới

Văn nhân đời Thanh Ngô Mai Đỉnh khen ấm văn đán rằng : về mô phỏng hình tượng, nhã nhặn tựa vai mĩ nhân,cốt cách cao tựa Tây Tử ( Tây Thi nhũ ), Thực vậy ,ấm văn đán trong con mắt của các văn nhân thời xưa là thế, phong cách nhã nhặn dịu dàng tựa vai mĩ nhân,nhu nhược vô cốt, lại tựa đường cong của Tây Thi.phong mãn tuấn tiêu thiên thành.

Ấm Tử Sa dáng Văn Đán ( ấm cũ )

Ấm Tử Sa dáng Văn Đán ( ấm cũ )

3, Ấm tử sa Tây Thi

Ấm Tử Sa Tây Thi

Ấm Tử Sa Tây Thi

Nguồn gốc ấm ” Tây Thi Quai Ngược ” Ấm Tây Thi vốn có tên gọi là ấm Văn Đán.Ấm Văn Đán cách điệu cao nhã nên có thêm “Tây thi Nhũ.” Tức nói lên hình tượng ấm tựa như bầu ngực bầu bĩnh phong mãn của nàng Tây Thi . Đích thực là vậy,núm nắp tựa nhũ đầu, vòi ngắn xinh xinh, quai ngược ( quai lớn dần từ trên xuống dưới), nắp ấm được cắt ngang từ thân ấm,đáy ấm bằng phẳng với nền,trung tâm đáy thu vào trong.

Ấm Tây Thi đất chu sa

Ấm Tây Thi đất chu sa

Người đời sau thấy tên ” Tây Thi Nhũ” hơi khiếm nhã, nên được sửa lại là ” Tây Thi Quai Ngược”. Người làm ấm tây thi quai ngược là nghệ nhân rất nổi tiếng Đời Thanh tên ” Từ Hữu Tuyền”.

4, Ấm tử sa Châu Bàn

Ấm Tử Sa Châu Bàn

Ấm Tử Sa Châu Bàn

Nguồn gốc ấm “Châu Bàn “ Trần Mạn Sanh có sở thích đọc sách về đêm, mỗi lần cầm kiện cho đến đêm khuya mệt mỏi thì lại phẩm trà cho ấm lòng, đôi lúc nhắm mắt tịnh tư suy nghĩ : “Thập niên hàn xướng vô nhân hiểu Nhất cử thành danh thiên hả tri “ Mà trong sự cam khổ ấy chỉ có tự mình mới thấu hiểu được,huống hồ phận làm quan xử thế đôi lúc vì tự toàn mà tự miễn cưỡng làm khó mình.Suy tư bất miễn ảo não thất vọng dâng trào,bèn đứng dậy bước chậm vài bước,tình cờ thấy chiếc la bàn trên chiếc bàn nhỏ, tùy hứng tiện tay cầm chơi, thấy kim chỉ nam của la bàn quay thì ông cũng quay theo,nhưng sau cùng như một,chỉ theo một hướng. Mạn Sanh cảm thán: tuy la bàn ngoại hình tròn nhưng kim kiên chỉ hướng,khúc trực hợp nhất đó cũng là đạo làm người. Nên Mạn Sanh lấy la bàn làm ý tưởng để vẽ ấm và đặt tên là ” Châu bàn”. Ấm tròn nhưng chứa tính cương, ẩn ý thái cực,hữu hình mà vô tận,hào phóng vững vàng. Cổ nghiêng miệng ấm bằng,nắp bằng khúc cạnh núm dẹp,trong cương có nhu, tiêu nhiên thoát tục. Ngụ ý rằng trong đối nhân xử thế, khoan dung độ lượng,năng khuất năng triển, tam tư mà hành sự,vuông tròn như một.

Ấm Tử Sa dáng Châu Bàn

Ấm Tử Sa dáng Châu Bàn

5, Ấm trà tử sa Thủy Bình

Ấm Tử Sa Thủy Bình

Ấm Tử Sa Thủy Bình

Câu chuyện về ấm ” Thủy Bình “ Vào giữa đời nhà Minh,Đại Minh rất thịnh hành về phẩm trà,nên các loại ấm nhỏ mới được sử dụng rộng rãi,vậy là ấm thủy bình ra đời nhưng cũng chỉ trong 1 trình độ kĩ thuật nhất định.Cũng vào lúc đó,tại Phúc Kiến Quảng Đông cũng rất thịnh hành “Công Phu Trà” , mỗi khi uống trà,bên trong ấm bỏ rất nhiều lá trà, chỉ dùng nước sôi để pha.Lá trà nở,vòi bị nghẹn,nước trà không chảy ra được.nên cần phải để ấm trong 1 cái tô lớn,dùng nước sôi tôi lên ấm,đến khi sắp đầy tô thì ấm trà nổi lềnh bềnh trên nước nóng.như thế nước trà mơí rót dc ra.Để được như vậy thì kĩ thuật làm ấm phải cực kì tinh xảo.nguyên liệu đất làm quai và vòi ấm có trọng lượng và kích thước tương ứng.

Ấm Tử Sa Thủy Bình 3 Chân

Ấm Tử Sa Thủy Bình 3 Chân

Ấm nỗi lênh đênh trên mặt nước mà không bị nghiêng ngã,đó là lí do tại sao người ta đặt tên ấm là Thủy Bình. Ấm Thủy Bình được xem là tiêu biểu nhất của ngày xưa phải nhắc đến ấm Thủy bình của Huệ Mạnh Thần.  Tuy nhiên hiện nay có nhiều ấm không nổi thăng bằng nhưng vẫn được gọi là ấm dáng thủy bình do có những đặc điểm về hình dáng của ấm thủy bình .

ấm tử sa dáng thủy bình

Các hình dạng vòi ấm tử sa thủy bình

Ấm Thủy Bình nổi cân đối trên mặt nước

Ấm Thủy Bình nổi cân đối trên mặt nước

6, Ấm Thạch Biều

Ấm Tử Sa Thạch Biều

Ấm Tử Sa Thạch Biều

Câu chuyện về ấm “Thạch Biều” Ấm Thạch Biều xưa được gọi là Thạch Điều,chữ Điều trong biển từ vựng trung hoa được chú thích là dụng cụ có vòi ,có quai xách được treo để đun nước sôi.( còn người miền bắc bộ thường gọi là cái Siêu).Điều nguyên thủy là vật dụng kim loại biến thành vật dụng gốm.được thấy sớm nhất vào thời Bắc Tống,đại học sĩ Tô Thức ( tức Tô Đông Pha) viết bài ” Thí viện chiên tề ” trong thơ có câu : ” Thả học công gia tác danh ẩm Chuyên lư thạch điều hành tương tùy”. Công gia: chỉ người làm quan (Chuyên là : gạch và Lư là : cái lò ) Tô Thức đã sửa Điều chất liệu kim loại thành Điều chất liệu gốm,nguyên do là có quan hệ mật thiết với trà. Thời trung niên Tô Đông Pha đang làm quan,ông từ quan về Nghi Hưng Thục Sơn dạy học, phát hiện ra nồi đất gốm tử sa của vùng đất này nấu nước pha trà rất ngon tốt hơn hẳn nồi đồng nồi sắt,vậy là Ông lấy nguyên liệu tử sa mô phỏng Điều kim loại(Siêu).thiết kế có vòi,có ” đề lương” ,tức quai xách ngang để dùng tay nắm để rót. Và Điều gốm này,người đời sau thường gọi là ” ấm đề lương Tô Đông Pha”. Đó là ấm ” Thạch điều” tử sa ra đời đầu tiên. Ấm Thạch Điều được lưu truyền đời sau ,đến thời Trần Mạn Sanh và Dương Bành Niên thì đã có sự biến hóa rất lớn,có khuynh hướng văn nhân và nghệ thuật hóa nhiều hơn. Đặc sắc về Ấm Thạch Điều của Trần Mạn Sanh là trên nhỏ dưới lớn,trọng tâm hướng xuống,vững vàng,vòi ống thẳng và ngắn,lực ra nước mạnh và suôn thuận,thân ấm có hình tựa Kim Tự Tháp. Vậy Ấm Thạch Điều được sửa tên thành Thạch Biều là từ khi nào ? Đây phải nói đến thời kỳ của Đại sư Cố Cảnh Chu,Ông đã dẫn dụng một câu nói thời cổ xưa đó là: ” Nhược thủy tam thiên Duy ẩm nhất biều “ Câu này là chỉ tình yêu nam nữ,xuất hiện trong chuyện ” Hồng Lâu Mộng” Nhược thủy: là chỉ tình cảm yêu thương bao la tựa sông tựa biển Tam thiên : chỉ ngoài ấy có rất nhiều sự lựa chọn. Duy ẩm nhất biều: nghĩa là chỉ chọn một và duy nhất Cố cảnh chu là người đặc biệt yêu thích ấm Thạch Biều.ông đã dẫn dụ câu nói trên để thể hiện sự yêu thích ấy. Và từ ” Biều” chữ cuối cùng của câu dẫn cũng dần dần được gọi quen thuộc sau này.nên nay ta thường gọi là ấm Thạch Biều

Ấm Thạch Điều Của Trần Mạn Sanh

Ấm Thạch Điều Của Trần Mạn Sanh

Ấm thạch Điều của Trần mạn sanh thiết kế.

Hầu hết các ấm của Tần Mạnh Sanh thiết kế đều do 2 anh em nghệ nhân chế tác, đó là Dương Bành Niên và Dương Phụng Niên.

Ấm Tử SaThạch Điều Của Trần Mạn Sanh

Ấm Tử Sa Thạch Điều khác của Trần Mạn Sanh

Kiểu dáng thạch điều khác của Trần Mạn sanh.

Ấm Thạch Biều của Dương Bành Niên

Ấm Thạch Biều của Dương Bành Niên

Một kiểu ấm thạch biều khác cũng là Dương Bành Niên chế tác, người khắc họa tên ” Cù Ứng Thiệu”. Tên hiệu là ” Tử Dã” .thuộc thế hệ điêu khắc họa ấm kế Trần Mạn Sanh và Thạch Mai ( nghệ nhân khắc ấm khác ). Tên ấm được đặt theo tên hiệu của Cù Ứng Thiệu. Nay thường gọi là ” Thạch Biều tử dã “

 

Ấm Thạch Biều Tử Dã của Cố Cảnh Châu

Ấm Thạch Biều Tử Dã của Cố Cảnh Châu

Kết cấu tạo hình của ấm Thạch Biều

Kết cấu tạo hình của ấm Thạch Biều

Kết cấu tạo hình của thạch biều tử dã theo 3 tam giác

Ấm Tử Sa Thạc Biều đất Lam Chu

Ấm Tử Sa Thạc Biều đất Lam Chu

Ấm Thạch Biều Tử Dã (mới)

Ấm Thạch Biều Tử Dã (mới)

7 , Ấm Báo Xuân

Bộ Ấm Tử Sa Báo Xuân Mai

Bộ Ấm Tử Sa Báo Xuân Mai

Câu chuyện về ấm ” Báo Xuân” Báo Xuân: vào thời cổ xưa,vào ngày lập xuân hay là trước một ngày lập xuân,nhiều người thường hóa trang thành hình dạng những viên quan xuân hoặc thần xuân, đi khắp phố phường và lớn tiếng hô hoán ” xuân đến rồi, xuân đến rồi”.báo tin cho hương thân láng giềng biết rằng mùa xuân đã đến. Phong tục.Báo xuân còn một dụng ý khác là đón xuân và thần Câu Long về.( thần Câu Long: trong thời cổ trung Hoa.thần Câu Long hay còn gọi là thần Câu Mang,thần mộc,thần mùa xuân.vị thần mang sự xanh tươi và sức sống cho đại ngàn thiên nhiên). Các công nghệ sư dựa vào phong tục cổ truyền này , thêm sức tưởng tượng và sự thiết kế cao siêu,các nghệ nhân xưa đã chế tác ra ấm Báo xuân.nắp, vòi và quai ấm báo xuân đều có hình dạng cành cây.thân ấm hình tròn,trên bầu đáy thon,càng làm cho ấm báo xuân thêm mỹ lệ. Đặc biệt là phần vòi ấm,dưới cong hướng lên,ngạo nghễ tựa cây Tùng,tượng trưng cho sức sống ngoan cường và tinh thần bất khuất bất phục.Đồng thời cũng đại biểu cho mùa xuân sắp đến và sự hồi sinh nảy nở của thiên nhiên. Từ xưa đến nay,ấm Báo Xuân luôn được  các nhà sưu tầm yêu thích.nhất là các văn nhân mặc khách.Hai biến thể phổ biến nhất của Ấm Báo Xuân mà chúng ta hay gặp là Báo Xuân Mai và Báo Xuân Đào .

Ấm Báo Xuân Mai

Ấm Báo Xuân Mai của Cố Cảnh Chu

Ấm báo xuân mai

Ấm Tử Sa dáng báo xuân độc ẩm

8, Ấm Ngư Hóa Long

 

Ấm Tử Sa Ngư Hóa Long

Ấm Tử Sa Ngư Hóa Long

Ấm Tử Sa Ngư Hóa Long (Cá Chép Hóa Rồng )

Ấm Tử Sa Ngư Hóa Long (Cá Chép Hóa Rồng )

Câu chuyện về Ấm ” Ngư Hóa Long “ Ấm Ngư Hóa Long là loại ấm truyền thống điển hình,có ý ” Ngư vượt long môn”.Mỗi nghệ nhân chế ấm Ngư Hóa Long đều có 1 phong cách và cách nhìn riêng. Như Nghệ nhân “Đường Phụng Chỉ ” chế ấm tiểu Ngư Hóa Long vào thời dân quốc thì núm nắp tạo hình quyển vân,thân ấm đắp gợn sóng nhẹ,đầu rồng vươn ra ngoài sóng,đuôi rồng cuốn vòng về phía sau tạo thành quai ấm. Quai ấm có vảy rồng được khắc tinh tế. Còn “Thiệu Đại Hanh”,đại sư chế ấm đời Thanh thì đắp thân ấm gợn sóng theo từng lớp từng lớp. Nghiêng về tính lập thể mạnh,đầu rồng vươn ra trong sóng cuồn cuộn nhưng không có long chảo ( chân rồng),núm nắp đắp hình sóng. Đầu rồng con ngắn và to được bọc trong nắp,có thể dịch chuyển ra vào. Còn nghệ nhân “Hoàng Ngọc lân ” cũng có phong cách riêng của mình,ông chế thân ấm gợn sóng,không mạnh về lập thể,nửa thân rồng vươn ra ngoài sóng,long chảo được đắp khắc hiện rõ.núm nắp thì có hình quyển vân (cuốn mây),đầu rồng con lộng trong nắp thì nhỏ hơn.

Ấm Ngư Hóa Long đất Lam Chu

Ấm Ngư Hóa Long đất Lam Chu

Ấm Ngư Hóa long được các nghệ nhân nổi tiếng chế tác theo phong cách khác nhau. Đặc điểm mỗi người mỗi ý.nhưng đều cực kì công phu và tinh xảo,sức sống mạnh liệt,sinh khí cuồn cuộn.

9, Ấm mô phỏng các hình dáng tự nhiên của các loại trái cây và hoa

Ấm Hình Quả Bí

Ấm Hình Quả Bí

Ngoài các dáng ấm trên thì cũng có một dòng Ấm Tử Sa rất nổi tiếng là ấm mô phỏng theo hình dạng của các loại trái cây , hoa quả … như : quả bí , trái hồng , đài sen, xoài …

Ấm Tử sa hình quả bí đất lục sa

Ấm Tử sa hình quả bí đất lục sa của Tượng Dung

Nghệ nhân nổi tiếng nhất về dòng ấm này là Tượng Dung cùng thời và nổi tiếng không kém Cố Cảnh Chu . Hiện nay còn có Tưởng Nghệ Hoa là con gái nuôi của Tượng Dung cũng có các dáng ấm rất đẹp về đề tài này .

Ấm Tử Sa Sen Ếch

Ấm Tử Sa Sen Ếch

Ấm Tử Sa Trái Hồng

Ấm Tử Sa Trái Hồng

Ấm Tử Sa hình Quả Xoài

Ấm Tử Sa hình Quả Xoài

 10, Ấm Tử Sa dáng long đán

ấm tử sang dáng long đán

ấm tử sang dáng long đán

Ấm Tử Sa dáng Long Đán

Ấm Tử Sa dáng Long Đán

Long đán được dịch nghĩa là : Trứng rồng , đúng như tên gọi thân ấm có hình dáng giống như quả trứng, ngoài ra đặc điểm nỗi bật khác là có phần vòi ngắn rót thẳng quai ấm ngược rất giống với ấm dáng tây thi. Đây là một trong những dáng ấm tử sa kinh điển được nhiều người chơi ấm yêu thích . Về  tên gọi Ấm Long Đán khời nguồn: cách tạo hình ấm Long Đán dựa vào dáng hình quả trứng, trong thi kinh “ Tì hưu xuất thế ”có ghi chép : Tì Hưu là thái tử của rồng  từ trong trứng rồng đập vỡ đi ra, con trong dân gian Tì Hưu còn có ý nghĩa phong thủy, “Nhà có Tì Hưu vạn sự đều tốt” là hàm ý trong đó, còn trong văn hóa đông phương thì rồng là cao nhất trong các hình ảnh về cát tường,dựa vào trứng rồng đặt tên gọi cho dáng ấm là cách gọi cho sự viên mãn và cát tường .

 11. Ấm Tần Quyền

ấm tử sa tần quyền

ấm tử sa tần quyền

ấm tần quyền

ấm tần quyền

Tần Quyền ở đây có nghĩa ám chỉ nhà Tần với quyền lực và sức mạnh thống nhất trung hoa . Ấm có vòi ngắn, tổng thể toát lên vẻ mạnh mẽ ngắn gọn nhưng đơn giản rộng rãi . Sách vở không ghi lại chính xác ai là người đầu tiên làm ra dáng ấm tần quyền chỉ biết là từ cuối đời nhà Thanh có Mai Hữu Trúc cùng Vận Thành chế tạo nhưng trước đây quai ấm tròn đơn giản như vành tai sau này được biến tấu thành hình rồng cách điệu , và tạo thành dáng ấm Tần Quyền như ngày nay ta thấy .

12. Ấm Chuyết Chỉ

ấm tử sa chuyết chỉ

ấm tử sa chuyết chỉ

ấm chuyết chỉ

ấm chuyết chỉ

Hình dạng đặc thù của Ấm Tử Sa Chuyết Chỉ tạo tác đơn giản không cầu kỳ như có nhiều hình cầu và bán cầu xếp chồng lên nhau và cái tên chuyết chỉ có nghĩa là trùng trùng điệp điệp xếp chồng lên nhau. Trong cuốn tạp chí huyện Nghi Hưng có nhắc đến chiếc ấm tử sa đáng giá ngàn vàng đó chính là chiếc ấm chuyết chỉ này nhưng một phần là do người sáng tạo ra dáng ấm này là đại sư ở nghi hưng là Thiệu Đại Hanh .

13. Ấm Cà Đoạn

Ấm Tử Sa Cà Đoạn

Ấm Tử Sa Cà Đoạn

Ấm Cà Đoạn

Ấm Cà Đoạn

ấm cà đoạn đất tử sa

ấm cà đoạn đất tử sa

Tên ấm phản ánh chính xác hình dáng ấm như quả cà tím chín trên cây . Chất đất để làm nên dáng ấm này chuẩn nhất là đất tử sa màu tím sẫm, khi đó sẽ thể hiện hết được vẻ đẹp tự nhiên và tính sinh động của ấm . Ngoài ra đặc điểm nổi trội nhất của dáng ấm này là dòng nước rót ra mịn và tĩnh rất đẹp .

14. Ấm Hư Biến

Ấm Tử Sa Hư Biến

Ấm Tử Sa Hư Biến

Ấm Hư Biến

Ấm Hư Biến

Ấm Hư Biến được sáng tạo từ cuối đời nhà Minh, có rất nhiều nghệ nhân nổi tiếng đã phỏng lại dáng ấm này trong lịch sử ấm tử sa và loại ấm hư biến làm bằng đất tử sa màu tím sậm là quý hiếm nhất . Về mặt chế tác ấm hư biến là dáng ấm tử sa khó chế tạo thủ công nhất,đầu tiên phải làm phần thân ấm trước rồi từ từ vỗ cho thành hình dạng dẹt, dẹt nhưng không được hỏng vì vậy cần một lực chính xác nếu không sẽ phải làm lại từ đầu. Ấm hư biến được coi là đỉnh cao của nghệ thuật làm ấm tử sa thủ công và là dáng ấm để các nghệ nhân thi thố trình độ làm ấm . Có người đã từng nói : ” Làm ấm thấp đi một phân thì độ khó tăng lên một bậc ” .

15. Ấm Tiêu Anh

Ấm Tử Sa Tiêu Anh

Ấm Tử Sa Tiêu Anh

Ấm Tiêu Anh

Ấm Tiêu Anh

Được sáng tạo từ cuối triều đại nhà Minh,toàn dáng ấm toát lên vẻ mạnh mẽ sắc nét và kiên quyết nên còn gọi là ấm anh hùng lãng tử như vẻ bề ngoài nồng nhiệt ở bên trong và đầy hào sảng .

16. Ấm Đức Trung

Ấm Tử Sa dáng Đức Trung

Ấm Tử Sa dáng Đức Trung

Đức Chung Là ấm kiểu chuông, ấm có hình dáng trang nghiêm ổn định tỉ lệ và cấu trúc cân đối, phong cách thoải mái đơn giản và mộc mạc . Ấm thể hiện kỹ năng chế tạo đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật sản xuất ấm tử sa cơ bản và truyền thống . Nghệ nhân nổi tiếng nhất làm dáng ấm Đức Trung là Thiệu Đại Hanh, ấm của ông đa phần là ấm trơn hình khí nặng nề, họa tiết cường điệu,kết cấu nghiêm túc và thường làm bằng chu sa nhuận sắc .

17. Ấm Phan Hồ

Ấm Tử Sa dáng Phan Hồ

Ấm Tử Sa dáng Phan Hồ

Ấm dáng phan hồ được làm từ triều đại nhà Thanh ở Quảng Đông, bắt nguồn từ nhà họ Phan làm nghề buôn muối cung cấp cho 2 tỉnh Quảng đông và Quảng tây do yêu thích trà nên họ đặt các nghệ nhân Nghi hưng làm ra dáng ấm độc quyền cho riêng họ và chỉ sử dụng trong gia đình . Họ Phan đặt cố định dáng ấm như vậy nên lạc khoản sẽ nằm ở mép ấm đáy là quai ấm không có lạc khoản và lạc khoản là : Dương Văn Hào Tự ( Phan ) . Do sự nổi tiếng của dòng họ Phan và dáng ấm của họ nên dân gian gọi dáng ấm này là Phan Hồ và ấm phan hồ thường là các ấm nhỏ có chất liệu chủ yếu là chu sa . Trong dáng ấm Phan Hồ được chia thành 3 dáng chính là : Cao Phan ( dáng gần như trái lê ), Vĩ Phan ( thân ấm dẹt gần như đi ngang ) và Trung Phan ( Thân ấm cao ) . Ở một số nơi ấm Phan Hồ còn được dùng làm của hồi môn cho con gái đi lấy chồng với dụng ý sau này sẽ trở thành người vợ người mẹ mẫu mực như người trong dòng họ Phan và ngoài ra ý nghĩa sâu xa nhất là  giáo dục ý nghĩa của tình đoàn kết gia đình dòng họ .

18. Ấm Giá Cô Đề Lương

Ấm Tử Sa dáng Gà gô quai xách

Ấm Tử Sa dáng Giá Cô Đề Lương

Ấm gà gô quai xách của Cố Cảnh Chu

Ấm Giá Cô Đề Lương của Cố Cảnh Chu

Ấm do đại sư Cố Cảnh Chu sáng tạo , ấm tạo hình cột cao chạc ba nhìn tổng thể như con chim đang bay với vòi là đầu.,thân ấm tròn và bằng phẳng . Cố Cảnh Chu kết hôm rất muộn với người vợ nhỏ hơn mình 11 tuổi là Hứa Nghĩa Bảo, sống với nhau được gần 20 năm thì vợ ông bị ung thư vòm họm không thể qua khỏi . Cố Cảnh Chu đau buồn nghe tiếng gà gô kêu não nề như tiếng than khóc nên mới sáng tạo ra dáng ấm này là vậy .

19. Ấm Hoa Dĩnh

Ấm Tử Sa dáng Hoa Dĩnh

Ấm Tử Sa dáng Hoa Dĩnh

Ấm dáng Hoa Dĩnh được Cố Cảnh Chu phát triển từ dáng ấm tử sa Chuyết Cầu truyền thống . Ấm có quai tròn, nắp tròn, thân ấm tròn trên cơ sở ba vòng tròn xếp trồng lên nhau nhìn tổng thể như bông hoa đang nở vì vậy mới có tên là Hoa Dĩnh .

 20. Ấm Dung Thiên

Ấm Tử Sa dáng Dung Thiên

Ấm Tử Sa dáng Dung Thiên

Ấm dáng Dung Thiên lấy hình ảnh từ phật giáo là cái bụng của phật Di Lặc, tên dung thiên có nghĩa là : ” Bụng to chứa được mọi việc trong thiện hạ” . Dáng ấm này do đại sư Lã Dao Thần sáng tạo, hình dáng khỏi thủy của ấm dẹt sau này được làm cao hơn, việc chế tạo ấm để cho tổng thể cân đối đòi hỏi tay nghề rất cao của người làm ấm . Tổng thể dáng ấm có cổ ngắn,nắp ấm hình bán cầu, bụng ấm tròn lớn và đặc biệt là dòng nước xuất sắc, dáng ấm này sử dụng rất thuận tiện và thoải mái .

21. Ấm Đại Bân Quai Xách

Ấm Tử Sa dáng Đại Bân Quai Xách

Ấm Tử Sa dáng Đại Bân Quai Xách

Đối với những người chơi ấm tử sa hiện nay những chiếc ấm có chiều cao 20,5 cm đường kính 9,4 cm thực sự là những chiếc ấm lớn không có công năng sử dụng trong thực tế nhưng ở thế kỷ thứ 17 tại Trung hoa đây vẫn là những chiếc ấm nhỏ . Nhưng chiếc ấm lớn  này đánh dấu một bước chuyển biến từ những chiếc ấm to sang nhỏ, từ ấm thô lậu sang tinh xảo và là chiếc ấm đặt nền móng cơ bản cho khuynh hướng chế tạo những ấm trà có tính thẩm mỹ cao sau này,đưa ấm tử sa vào đời sống sinh hoạt hàng ngày và trở thành một thú chơi mang tính văn hóa . Tổng thể dáng ấm Đại Bân Quai Xách là thân ấm tròn phẳng, quai ấm cao tròn và dày,vòi ấm hình lục giác . Vòng tròn quai ấm úp lên vòng tròn vai ấm tạo thành hai vòng cung úp lên nhau cho ta cảm giác của sự cân bằng tinh tế,tổng thể toát lên vẻ mạnh mẽ liền mạch .

22. Ấm Ngõa Đương

Ấm Tử Sa dáng Ngõa Đương

Ấm Tử Sa dáng Ngõa Đương

Ấm Ngõa Đương

Ấm Ngõa Đương

Ấm dáng Ngõa Đương mô phỏng các cổ vật từ thời Hán trên thân ấm thường in nổi các văn tự cổ trông như một món đồ cổ có giá trị . Tổng thể dáng ấm đơn giản với thân hình bán cầu,cách chế tác cũng không phức tạp .

23. Ấm Hợp Hoan

Ấm Hợp Hoan

Ấm Hợp Hoan

Ấm Tử Sa dáng Hợp Hoan

Ấm Tử Sa dáng Hợp Hoan

Hợp Hoan ở đây có nghĩa là sum họp vui vẻ,tạo hình tổng thể của ấm như 2 cái chũm chọe úp vào nhau tạo nên thứ âm thanh vui vẻ ngày lễ hội . Ấm Hợp Hoan thường được làm bằng đất chu sa màu đỏ mang ý nghĩa tốt lành giàu có và hạnh phúc . Một chiếc ấm trà chứa đầy những niềm vui, hạnh phúc của những ngày lễ hội,những buổi đoàn viên còn gì có ý nghĩa hơn .

 24. Ấm Dương Đồng ( Thống )

Ấm Tử Sa dáng Dương Đồng

Ấm Tử Sa dáng Dương Đồng

Ấm Dương Đồng

Ấm Dương Đồng

Ấm Dương Đồng biến thể

Ấm Dương Đồng biến thể

Ấm dáng Dương Đồng là một dáng ấm tử sa rất phổ biến và thực dụng, ấm có dạng tròn cao như cái thùng rất giống với dáng ấm tích thông dụng tại Việt Nam. Dáng ấm Dương Đồng được sáng tạo ra cuối đời nhà Thanh , với dáng ấm đơn giản,dễ dùng,rất thiết thực khi pha trà nên đã nhanh chóng được những người yêu thích trà sử dụng phổ biến và trở thành một trong những dáng ấm truyền thống kinh điển . Các nghệ nhân như Quốc Lương, Vương Bảo Căn, Cố Cảnh Đan, Hà Đạo Hồng … và rất nhiều nghệ nhân đều có những sản phẩm nổi tiếng với dáng ấm này .

25. Ấm Tư Đình

Ấm Tư Đình

Ấm Tư Đình

Ấm Tử Sa dáng Tư Đình

Ấm Tử Sa dáng Tư Đình

Trong những ấm tử sa đất chu nê thì ấm do các nghệ nhân làm ấm : Huệ Mạnh Thần, Huệ Dật Công, Lu Tư Đình là những nghệ nhân làm ấm giỏi nhất thời Thanh . Ấm Tư Đình thời kỳ đầu có miệng ấm nhỏ, vòi cong nhỏ gọn . Ấm thời kỳ đầu thường khắc chữ tên tác giả bằng dao tre dọc theo viền nắp hoặc khắc ở đáy ấm, mãi sau này mới thay bằng triện đóng ở đáy ấm và vòi ấm thường là một lỗ không có lưới lọc . Ấm Tư Đình tồn tại trong một thời gian khá ngắn nhưng được đánh giá cao hơn ấm Mạnh Thần do dáng ấm thanh lịch và tinh xảo hơn,đây là một trong những dáng ấm nổi tiếng nhất trong lịch sử tồn tại của ấm tử sa .

26. Ấm Biển Phúc

Ấm Tử Sa dáng Biển Phúc

Ấm Tử Sa dáng Biển Phúc

Ấm bụng phẳng hoặc bụng trống, người Nhật rất yếu thích dáng ấm này bởi vì ấm bụng lớn,thành mỏng, miệng rộng rất dễ tháo trà rất thích hợp dùng để pha các loại lục trà của nhật. Ngoài ra ưu điểm nữa được yêu thích của dáng ấm này là dòng nước dài và tròn như một sợi dây, tổng thể ấm rất đối xứng và mạnh mẽ và cân bằng . Nếu nhìn từ trên xuống thì thấy núm, đường tròn của nắp,viền miệng và thân ấm như những đường gợn sóng đồng tâm rất đẹp . Đây thực sự là một dáng ấm kinh điển .

27. Ấm Hán Ngõa

Ấm Tử Sa dáng Hán Ngõa

Ấm Hán Ngõa

Ấm Hán Ngõa là một dáng ấm cực kỳ nổi tiếng và có rất nhiều nghệ nhân đã làm lại dáng ấm này. Trong số các nghệ nhân làm ấm hán ngõa thì ấm của Dương Bành Niên là nổi tiếng nhất . Tổng thể dáng ấm Hán Ngõa có hình trụ như một chiếc nồi,dáng ấm ngạo nghễ,vòi ấm ngắn cho dòng chảy thẳng,nắp ấm gần như phẳng,núm hình cung cong nhẹ,thân ấm thường được khắc họa tiết .

28. Ấm Hồ Lô

Ấm Hồ Lô

Ấm Hồ Lô

Ấm Hình Trái Bầu Hồ Lô là một trong các dáng ấm được người chơi ầm tử sa rất yêu thích và luôn luôn mong muốn sưu tầm . Trong đó Ấm Hồ Lô của Dương Bành Niên được đánh giá cao nhất . Vòi ấm Hồ Lô thường thẳng vuông góc với thân ấm và hơi chếch lên, quai ấm có hình nửa vòng tròn,nắp hình núm trái bầu . Tổng thể thân ấm được làm tròn hơi chiết eo rất thanh thoát .

29. Ấm Mỹ Nhân Kiên

Ấm Tử Sa Mỹ Nhân Kiên

Ấm Tử Sa Mỹ Nhân Kiên

Ấm Mỹ Nhân Kiên tạo hình như bờ vai của người thiếu nữ yêu kiều nhưng trang nghiêm,dáng vẻ thanh lịch,quý phái  rất mê hoặc . Tổng thể của ấm mền mại uyển chuyển điểm nhấn là phần tiếp giáp giữa nắp ấm và thân ấm không có gờ, khi vuốt từ nắp ấm xuống thân ấm phải cảm thấy sự liền mạch không bị gợn như được tạo thành từ một khối. Đây cũng là phần khó nhất trong việc chế tạo ấm mỹ nhân kiên toàn thủ công.

30. Ấm Trụ Sở ( Chân Trụ Đá )

Ấm Trụ Sở

Ấm Trụ Sở

Ấm Tử Sa Nghi Hưng dáng Trụ Sở

 

Ấm Trụ Sở cũng là một trong những chiếc ấm do Man Sinh làm ra, cách tạo hình khỏe khoắn mà trang nhã, hình dáng loại ấm này có nguồn gốc từ ấm Trụ Sở thường được dùng phổ biến trong thời xưa. Trụ Sở là hòn đá để kê dưới mỗi cái cột nhà, ngày xưa người ta kê hòn đá dưới mỗi cái cột để tránh cho những chiếc cột gỗ khỏi bị ẩm ướt và mục nát. Nó là vật kê không thể thiếu dưới mỗi cái cột, nó ngoài mục đích là chống ẩm ướt mối mọt cho các cột đồng thời cũng là vật kê nhằm mục đích chịu lực cho cái cột khỏe hơn, cho nên người xưa rất coi trọng nó. Cùng với sự thay đổi của thời gian, nên nó cũng thay đổi, nó không còn là hòn đá kê cột đơn thuần mà nó đã được nâng lên một tầm cao mới của nghệ thuật, nó được điêu khắc trạm trổ với nhiều kiểu hoa văn đa dạng, và sau này nó đã trở thành vật với công năng trang trí, đồng thời cũng là những tác phẩm nghệ thuật. Lấy nó làm ý tưởng sáng tác chính vì thế mà ấm Trụ Sở đã đạt được sự mới mẻ và tinh tế trong nghệ thuật làm ấm Tử Sa. Lấy hình ảnh chân trụ đá để làm ấm có ý nghĩa tượng trưng cho sự chắc chắn,vững vàng và bền vững với thời gian . đồng thời cũng là loại ấm được lưu truyền hậu thế

31. Ấm Nhất Lạp Châu

Ấm Nhất Lạp Châu

Ấm Nhất Lạp Châu

Nhất Lạp Châu ( Một Viên Ngọc ) dáng cổ mang đậm dư vị cổ xưa, trang trọng mà lại giàu thi vị, mang trong mình khí phách tao nhã mà lại không mất đi sự rắn rỏi kiên cường, dáng ấm khiến cho người ta phải say đắm. Dáng ấm Nhất Lạp Châu giống với dáng ấm quả dưa, nó tạo cho người dùng cảm thấy tâm can thanh tịnh, gột rửa những lo âu phiền não của chốn trần gian xô bồ. Nói như vậy là vì có câu : ” Nếu tiết trời nóng bức thì nằm xuống lấy quả dưa để lên bụng “. Nhưng dáng của Nhất Lạp Châu lại giống một viên trân châu, hơn nữa nó lại là loại châu tròn ngọc bóng. Thân ấm giống như một viên ngọc lớn, núm nắp ấm giống như một viên ngọc nhỏ, nó giống như là hình ảnh ” Mẫu Tử Châu ” (Ngọc Mẹ Con) như hình với bóng nhất phân ly. Do đó bất luận hình dáng ấm được tạo tác thế nào thì hình dáng phóng khoáng của ấm Nhất Lạp Châu đều đạt được sự tinh tế như nhau. Cái gọi là ” Thiền Trà Nhất Vị “, đòi hỏi người thưởng trà phải tâm thanh khí tịnh. Ấm Nhất Lạp Châu mang đến chó người dùng một tâm thái an hòa trong cảnh giới của sự tao nhã.

 32. Ấm Mạnh Thần ( Lê Hình Hồ )

Ấm Tử Sa dáng Mạnh Thần

Ấm Tử Sa dáng Mạnh Thần

Trên sách ” Gốm Sứ Cổ Trung Quốc” có viết rằng ấm có dáng quả lê đầu tiên được làm ra là từ thời đại nhà Nguyên và rất phổ biến trong triều đại nhà Minh, ấm được đặt tên là Lê Hình Hồ là vì có hình dạng như một quả lê . Huệ Mạnh Thần là người đầu tiên làm ra dáng ấm quả lê nên dáng ấm này nên những dáng ấm phỏng theo sau này đều được gọi là Ấm Mạnh Thần . Ấm Mạnh Thần thường là các dáng ấm nhỏ,chế tác tinh xảo có triện Mạnh Thần ở đáy . Ấm Thường được dùng rất phổ biến trong Công Phu Trà trung quốc .

33. Ấm Thang Bà

Ấm Thang Bà

Ấm Thang Bà

Ấm Thang Bà được phỏng dáng theo các ấm dùng để đun nước sôi bằng đồng  hay gốm dùng trong gia đình hàng ngày thường được đặt trên bếp lò để giữ nhiệt. Chính vì vậy ấm thang bà có hình dáng rất đơn giản và thực dụng với quan điểm là đơn giản chính là nét đẹp thẩm mỹ cao nhất. Thân ấm tròn hơi dẹt,miệng cao rất cổ kính,vòi ấm thanh thoát dòng nước tốt .

34. Ấm Đường Vũ

Ấm Đường Vũ

Ấm Đường Vũ

Hình dáng của ấm xuất phát từ triều đại nhà Đường,tay cầm do  Lục Vũ sáng tạo ra đó là lý do của cái tên Đường Vũ . Ấm Đường Vũ được làm ra với phù hợp với yêu cầu uống trà của người xưa,thời đó người ta dùng chủ yếu là các loại trà bánh và trà nén. Trà được nghiền nhỏ cho vào trong ấm rồi đun sôi trên bếp than ( gọi là nấu trà ) vì vậy nên ấm có chiếc tay dài làm quai để dễ dàng cầm ấm trên bếp mà không bị bỏng, rất thực dụng . Tay ấm nhìn như cánh chim rất đẹp, tổng thể ấm đơn giản mà cổ kính như lịch sử của nó vậy .

 35. Ấm Tuyến Viên

Ấm Tử Sa Tuyến Viên

Ấm Tử Sa Tuyến Viên

một vài dáng ấm Tuyến Viên khác

một vài dáng ấm Tuyến Viên khác

Ấm Tuyến Viên

Ấm Tuyến Viên

Đúng như tên gọi điểm đặc trưng nhất của Ấm Tuyến Viên là đường tròn nổi giữa thân ấm và chạy vòng quanh thân ấm . Ấm Tuyến Viên có rất nhiều biến thể nhưng đặc điểm chung và chuẩn dáng nhất vẫn là đường tròn giữa thân ấm như phần nối giữa 2 hình bán cầu hợp lại . Tổng thể thân ấm là các hình cầu dẹt từ thân,nắp,vòi và quai ấm, nhìn trông rất liền mạch và thống nhất . Vòi ấm cho dòng chảy tốt, ấm thường được chế tạo bằng đất tử sa màu tím .

36. Ấm Tập Ngọc

Ấm Tập Ngọc

Ấm Tập Ngọc

Ấm lấy phong cách của các đồ dùng bằng ngọc làm chủ đề chế tác. Thân âm dạng hình trụ bằng nhìn giống như ép 2 miếng ngọc lại với nhau với đường nối là đường gân giữa thâm ấm . Đáy ấm là một hình trụ ấm nhỏ hơn co lại vuông góc với thân ấm . Tông thể thân ấm khí cốt thần tình, vòi ấm và quai ấm tạo dáng vuông bo tròn góc có thêm các hoa văn như cổ ngọc . Nắp ấm có núm cung tròn tạo tác hình cá có khuyên tròn như chiếc vòng ngọc bích . Toàn thân ấm toát lên cách trang trí hài hòa,phong cách thanh lịch,có vẻ đẹp quyến rũ vượt thời gian . Ấm Tập Ngọc là do Cao Hải Đường,Châu Quế Trân sáng tạo ra vào năm 1978, ấm thể hiện vẻ đẹp pha trộn giữa văn hóa truyền thống với các hoa văn cổ ngọc với nét đẹp thẩm mỹ hiện đại . Ấm Tập Ngọc được nhà nước Trung Hoa chọn làm lễ phẩm ngoại giao .

 37. Ấm Tuyền Lô ( Lư )

Ấm Tuyền Lô ( Lư )

Ấm Tuyền Lô ( Lư )

Ấm Tuyền Lô biến thể

Ấm Tuyền Lô biến thể

Ấm Tuyền Lô ( hay Lư ) được làm phỏng dáng như chiếc lư đốt trầm bằng đồng, với phong cách đơn giản,hơi nặng nề,với những đường cong mạnh mẽ . Tổng thể ấm vuông tròn nghĩa là trong vuông có tròn .Từ xa xưa rất nhiều nghệ nhân đã là lại dáng ấm Tuyền Lô nhưng đây vẫn là một dáng ấm rất khó làm,khó nung nên ngoài thị trường không lưu hành phổ biến . Hiện nay dáng ấm Tuyền lô có nhiều biến thể nhưng vẫn giữ dáng đỉnh truyền thống phần núm nắp ấm được biến tấu thành đường cong nhẹ như hình cây cầu, phần quai và vòi cũng được làm theo dáng vuông vuốt cong nhẹ các góc nhìn mạnh mẽ hơn .

38. Ấm Tăng Mao

Ấm Tăng Mao

Ấm Tăng Mao

Một chiếc ấm mang nặng phong cách phật giáo,phần miệng ấm cao nhìn như chiếc mũ của nhà sư trong các buổi đại lễ phật giáo . Ấm Tăng Mao ban đầu chủ yếu được sử dụng trong giới tu hành và được làm bằng chất liệu sứ Cảnh Đức Trấn sau đó mới được làm bằng chất liệu tử sa . Ấm tăng mao xuất hiện sớm nhất vào thời nhà thanh sau này không chỉ lưu hành trong giới tu hành mà cả trong dân chúng cũng được yêu thích . Tổng thể ấm Tăng Mao có viền miệng cao phía 2 bên và phía sau, phần vòi ấm ngắn và như mỏ của con thú mở vịt, lỗ vòi hếch hẳn lên, phần cổ ấm chiết eo,bụng ấm lớn ở giữa và thu lại phần dưới chân . Hình thái ấm nặng nề và đây thường là những ấm có dung tích lớn từ 300cc trở lên .

 39. Ấm Lăng Hình Tứ Phương

Ấm Lăng Hình Tứ Phương

Ấm Lăng Hình Tứ Phương

Lăng Hình Tứ Phươngấm tử sa lăng hình tứ phương

Lăng Hình Tứ Phương là một dáng ấm khó,khó ở chỗ là tổng thể ấm như hình kim tự tháp, bốn điểm gồm : đỉnh nắp ấm,nắp ấm,vai ấm và đáy ấm phải nằm trên một đường thẳng tượng trưng cho thời gian luân chuyển vô tận .

Một chiếc ấm trà dáng Lăng Hình Tứ Phương tốt phải có các đường thẳng tắp ở bốn góc, ấm không bị bẹt hay vẹo, vòi ấm thẳng dòng nước mạnh mẽ,quai ấm cứng cáp,vuông vắn dễ cầm . Tổng thể thân ấm phải toát ra được sự hài hòa và chính xác tuyệt đối của các đường nét góc cạnh . Người ta thường ra dùng 2 mặt bên của ấm để khắc hoa văn,đây là một dáng ấm đẹp,được đánh giá cao đáng đưa vào bộ sưa tập của người chơi ấm tử sa .

40. Ấm Tứ Phương

Ấm Tứ Phương   Dáng ấm Tứ Phương là một trong những dáng ấm có nhiều biến thể,nhưng phiên bản chuẩn nhất thì như 2 hình kim tự tháp úp phần dưới lại với nhau tạo thành đường sống thẳng ở giữa . tất cả các mặt của kim tự tháp đều rất phẳng tạo đất sáng tác cho rất nhiều thư pháp gia và họa sĩ .Tổng thể ấm có đến 8 mặt chia trên dưới và bốn phía . Thân ấm là vậy nhưng vòi,núm,quai ấm lại có hình cung vừa mạnh mẽ vừa uyển chuyển .

41. Ấm Á Minh Tứ Phương

Ấm Tử Sa Á Minh Tứ Phương

Ấm Tử Sa Á Minh Tứ Phương

Ấm Á Minh Tứ Phương

Ấm Á Minh Tứ Phương có tổng thể cứng cáp, mạnh mẽ, dáng vuông thân ấm thẳng đứng . Hai bên mặt ấm là khoảng không gian rất rộng rãi cho các nghệ sĩ đề thơ vẽ tranh. Có thể nói đây là một chiếc ấm vuông toàn bộ từ vòi,thân,miệng,nắp,núm … đến cả dòng chảy cũng cực kỳ cứng nhắc như dáng ấm . Dáng ấm vuông là một trong những dáng ấm khó làm nhất thể hiện tay nghề công phu của người nghệ nhân vì thế những ấm dáng vuông chuẩn có giá rất cao kể cả là ấm mới .

42. Ấm Tuyết Hoa

Ấm Trà Tuyết Hoa

Ấm Tuyết Hoa

Ấm Tuyết Hoa

Tuyết Hoa là dáng ấm do Cố Cảnh Châu sáng tạo ra vào những năm 1970, cái tên tuyết hoa là do nếu nhìn thẳng từ trên xuống thì núm,nắp,thân ấm tạo thành 3 hình lục giác xếp chồng lên nhau như bông hoa tuyết .Tổng thể ấm kết hợp từ sáu bề mặt khối vuông ghép lại tạo thành sáu đường thẳng quyến rũ dọc theo thân ấm . Thân ấm với các bề mặt góc cạnh có tỉ lệ hòa hợp, quai ấm cầm rất dễ chịu,vòi ấm cho dòng chảy tuyệt vời mịn màng .

43. Ấm Long Đầu Nhất Khổn Trúc

Ấm trà long đầu nhất khổn trúc

Ấm trà long đầu nhất khổn trúc

ấm tử sa long đầu nhất khổn trúcấm long đầu nhất khổn trúc

Ấm Long Đầu Nhất Khổn Trúc là do thợ làm gốm nổi tiếng Thiệu Đại Đình sáng tạo ra, dựa trên câu truyện dân gian rất cảm động về Long Vương .Chuyện kể rằng Đông Hải Long Vương đi tuần trà,qua một vùng mà dân cư rất nghèo nhưng rất lương thiện, nên sai con trai đem đến cho người dân vùng đó cái gì đó vừa có thể ăn được mà vừa có thể dùng được. Con trai của Long Vương bèn đem một loại thực vật sống ở vùng gần biển gọi là trúc đem bó lại đem đến cho người dân . Đó là lời giải thích về dáng ấm bó trúc có quai và vòi cách điệu đầu rồng,trên nắp ấm còn có hình âm dương,càn khôn thể hiện mỗi quan hệ hòa hợp giữa con người và thiên nhiên .

44. Ấm Long Đới

Ấm Long Đới

Ấm Long Đới

Ấm Trà Long ĐớiẤm Tử Sa Long Đới

Nguyên nhân của tên gọi Long Đới là do hình chiếc đai như chiếc đai quanh bụng của nhà vua . Vòng đai ôm từ trên miệng ấm qua thân ấm xuống tận đáy ấm,tổng thể bụng hình cầu có vòng đai ôm bên ngoài,vòi ấm dài và cong,lỗ vòi lật ngược . Nắp hình mái vòm,núm bầu dục rất hòa hợp với tổng thể, tạo nên chiếc ấm ngắn gọn,hào phóng,đơn giản và thanh lịch .

45. Ấm Tùng Thử Bồ Đào ( Ấm Nho Sóc )

Ấm Tùng Thử Bồ Đào

Ấm Tùng Thử Bồ Đào

ấm tử sa nho sóc

Vạn vật trong thế giới tự nhiên là sự sáng tạo vô tận, nghệ thuật gốm tử sa cũng vậy. Người nghệ nhân đã đem những hình ảnh rất đổi quen thuộc có sẵn trong tự nhiên để rồi chắt lọc cho ra những sản phẩm tinh hoa nhất với nghệ thuật gia công tỉ mỉ. Sản phẩm Ấm Tử Sa ” Tùng Thử Bồ Đào ” ( Con sóc và cành nho ) là một ví dụ sinh động. Những chùm nho sai trĩu quả tượng trưng cho mùa màng tuwoi tốt bội thu và sự giàu sang phú quý. Hình ảnh chùm nho còn hàm chứa rất nhiều ý nghĩa. ” Thử ” (Chuột ) trong cách tính giờ theo 12 con giáp thì còn được gọi là ” Tử ” ý nghĩa ví von như con ( Trong âm hán việt thì Tử cũng có nghĩa là Con ví dụ như Mẫu Tử, Phụ Tử … ), nho và sóc hợp lại có nghĩa là ” Đa Tử ” ( Có nghĩa là nhiều con ), bội thu, phú quý. Tác phẩm ” Tùng Thử Bồ Đào ” đã đạt được sự tao nhã cổ kính. Cành và lá nho uốn lượn quanh thân ấm, hình ảnh những con sóc đang nhảy múa với dáng vẻ đầy sự ngây thơ và đường nét rất tinh tế. Nắp ấm được làm rất đơn giản mà lại vô cùng tao nhã,lấy cành nho làm núm ấm,ngoằn ngoèo cổ kính mê hoặc. Toàn bộ kết cấu của ấm đã tạo nên một tác phẩm nghệ thuật đạt đến sự hoàn mỹ.

46. Ấm Bột Tể ( Củ Mã Thầy )

Ấm tử dáng Bột Tể

Ấm tử dáng Bột Tể

Trong thời tiết đầu đông,cũng là lúc thu hoạch củ Mã Thầy,Cũ Mã Thầy màu nâu đen, nó là thứ củ mà lũ trẻ con rất thích ăn, củ mã thầy bám vào trong lớp đất bùn, hình dáng bên ngoài rất mộc mạc, mộc mạc đến nỗi dường như có chút gì thô kệch. Song, một khi đã dùng nước rửa sạch, bỏ đi cái lớp vỏ đất phía bên ngoài thì một màu long lanh óng ánh hiện ra,bên trong lõi là một màu trắng tinh như ngọc. Chính vì vậy mà dáng ấm tử sa bột tể hàm chứa rất nhiều điều thú vị. Thân ấm được nặn bằng một loại đất có màu đỏ như son, tạo cho chúng ta có giảm giác vững chắc của thân ấm, trong nghệ thuật tạo hình của Tưởng Dung, bà không câu nệ về hình thức nhưng trái lại nó lại phô trương được thủ pháp nghệ thuật điêu luyện của bà, những chi tiết nhỏ nhặt nhất của chiếc ấm cũng đều toát lên sự tỉ mỉ và tinh tế đến mức hoàn hảo. Và nó đặc biệt ở chỗ cái nắp ấm có hình mầm của cũ mã thầy, đây chính là cái mà người ta gọi là ” vẽ rồng điểm mắt ” chính là ở chi tiết này. Nó tạo cho người xem một cảm giác thôi thúc, sôi động của các thủa ấu thơ mà nó đã qua từ rất lâu rồi. Nó chính là cấu tứ, là điểm nhấn của chiếc ấm này. Có lẽ Đại sư Tửng Dung yêu củ mã thầy như thế là vì nó là thứ củ mộc mạc giản đơn, ở trong bùn dơ nhưng trong nó lại là một màu trắng trong như ngọc. Với dáng hình của củ mã thầy, lại được tạo từ đất tử sa, hội tụ tinh hoa của đất trời. Chiếc ấm này mang đến cho người sử dụng cảm giác tâm hồn được gột rửa hết những khói bụi hồng trần.

47. Ấm Tử Sa dáng Khúc Hồ ( Ấm Cong )

Ấm Tử Sa dáng Khúc Hồ

Ấm Tử Sa dáng Khúc Hồ

ấm tử sa nghi hưng dáng khúc hồ

Ấm Khúc  Hồ là do Trương Thủ Trí và Uông Dần Tiên cùng nhau thiết kế nên, Uông Dần Tiên một mình chế tạo thành. Năm 1990, trong một cuộc thi lớn về thiết kế đồ gốm sứ với các tác phẩm tinh xảo đến từ khắp nơi trên thế giới, ấm Khúc Hồ đã đật được giải nhất.

Ấm Khúc Hồ lấy ý tưởng từ hình ảnh con ốc sên trong tự nhiên, vòi ấm như đầu con ốc sên, thân ấm như thân ốc sên, không gian tay cầm bên ngoài ấm cũng giống như vỏ ốc. Từ vòi ấm đến tay cầm là một đường xoáy thông suốt, thân ấm và tay cầm tạo thành một thể liên kết hoàn chỉnh.

Vòi ấm kéo dài từ eo ấm lên cao mà thành, thể hiện rõ ràng và đầy đủ sức sống âm thầm, vòi ấm vểnh nhẹ lên càng thể hiện sống động hình ảnh chú ốc sên đang ngẩng đầu bò từng đoạn. Thân ấm tròn đầy, đường nét rõ ràng, xử lý chuyển tiếp giữa đường nét và bề mặt dứt khoát rành mạch. Hình dáng của tay cầm là bước đột phá so với hình ảnh dáng ấm tử sa trước kia, sự liên kết giữa tay cầm và thân ấm đều áp dụng hình thức ngoài lồi trong lõm, rộng dần biến thành hẹp, hẹp đến cuối cùng để vừa với vị trí tay cầm.

Trong việc xử lý đường nét, bề mặt, độ dày của tay cầm với miệng ấm đều đồng nhất, hai đường bên của tay cầm cùng với hai đường bên của miệng ấm hợp thành một vòng tròn đẹp mắt, cách xử lý đường nét thể hiện sự viên mãn sung túc, vô cùng nổi bật.

Nắp ấm hình giọt nước từ trên đỉnh từ từ trượt xuống, tạo hình giọt nước và tay cầm đối ứng theo hình cánh cung, đường nét chìm trên nắp ấm và đường cung của giọt nước làm núm cũng đối ứng tương tự.

Tác giả sử dụng thủ pháp so sánh thực hư đối với ấm Khúc Hồ, thông qua sự tổng hợp của các đường nét và bề mặt khiến cho thân ấm cũng biến đổi, đường nét cũng biến hóa, thể hiện trong tĩnh có động, trong động có lực, và cũng thể hiện tinh thần ngoan cường, kiên định vượt bậc, chịu khổ gánh vác, ngoan cường tiến lên, gắng sức tranh đấu của ốc sên. Hơn nữa, hình ảnh ấm Khúc Hồ còn thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng tốt đẹp của tác giả.

48. Ấm Tử Sa dáng Phong Quyển Quỳ ( Nghĩa là : Gió Cuốn  Hoa Quỳ )

ấm tử sa nghi hưng dáng phong quyền quỳ

Ấm Tử Sa dáng Phong Quyển Quỳ

Ấm Tử Sa dáng Phong Quyển Quỳ

Ấm Tử Sa dáng Phong Quyển Quỳ có cách tạo hình đơn giản và thanh thoát với những đường cong mềm mại rất tự nhiên, chính điều đó đã khiến dáng ấm này trở thành một trong những chiếc ấm có vẻ đẹp kinh điển trong nghệ thuật truyền thống làm Ấm Tử Sa của Trung Hoa. Nó mang trong mình một nét đẹp rất tự nhiên, vừa sinh động vừa tinh tế, thể hiện một sức sống mãnh liệt, nó tượng trưng cho ý trí ngoan cường và sự trường thịnh bất suy. Tương truyền rằng dáng ấm Phong Quyển Quỳ này do bà Dương Phụng Niên em gái của ông Dương Bành Niên một bậc thầy về làm ấm tử sa đời nhà Thanh làm ra, truyện được kể lại rằng mặc dù Dương Phụng Niên mặc dù được sinh ra trong một gia đình làm nghề ấm tử sa có anh trai Dương Bành Niên là một cao thủ về làm ấm đương thời. Nhưng theo tục lệ thời đó thì nghề không truyền cho phận nữ nhi, vì thế mà Dương Phụng Niên lúc đầu không biết gì về làm ấm tử sa. Có một lần bà đến nơi làm ấm tử sa để lấy bình tưới hoa nhưng vừa mới bước vào cửa bà đã bị anh trai mắng té tát vào mặt, ông nói nữ nhi cấm được vào đây. Lúc đó bà vô cùng tủi thân, và bà đã quyết trí phải học làm ấm tử sa, và từ đó bà chuyên tâm vào việc học làm ấm tử sa. Bà học được mấy năm và đã làm được những dáng ấm đã có từ trước nhưng bà cảm thấy nếu chỉ như vậy thôi thì chưa chứng tỏ được bản lĩnh của mình, và bà luôn mong muốn là phải tạo ra được một dáng ấm mới. Mùa thu năm đó trời bỗng nổi gió to mấy ngày liền, hoa cỏ trong hoa viên bị gió thổi đổ ngổn ngang, bà đang suy tư điều gì đó thì bỗng thấy trên đỉnh một chiếc ấm có dính một nhành hoa, nhưng dáng ấm này trước đây bà chưa từng nhìn thấy. Nhìn kỹ thì hóa ra là nhành hoa Quỳ Tím mà bà đã trồng năm đó, nó bị gió thổi gập xuống rồi lại thẳng lên, cánh hoa cũng bị gió thổi túm tụm lại với nhau, xung quanh các loại hoa khác thì đều bị dập nát, chỉ có hoa quỳ tím là vẫn còn nguyên vẹn. Và thế là chiếc ấm Phong Quyển Quỳ ra đời.

49. Ấm Tử Sa Hoa Mẫu Đơn

Ấm Tử Sa Hoa Mẫu Đơn

Ấm Tử Sa Hoa Mẫu Đơn

Ấm Tử Sa dáng Hoa Mẫu Đơnấm trà tử sa hoa mẫu đơn

Nghệ Nhân sáng tác : Tưởng Dung

Mẫu Đơn la loài hoa nhã nhặn, đoan trang và cao quý, nó gợi cho người ta rất nhiều liên tưởng, nó tượng trưng cho hàng loạt các ý nghĩa về văn hóa. Thứ nhất là: Mẫu Đơn là quốc hoa của Trung Quốc, nó tượng trưng cho sự phồn thịnh của Quốc gia. Thứ hai : là sự lộng lẫy của loài hoa này gợi cho người ta cảm giác nguy nga tráng lệ, tượng trưng cho sự kỳ vọng và theo đuổi một cuộc sống giàu sang phu quý. Thứ ba :  là Mẫu Đơn biểu trưng cho phẩm chất cao thượng, mặt khác hoa Mẫu Đơn cũng là hiện thân của cái đẹp, sự đức hạnh và tình yêu chân chính. Qua đó chúng ta thấy được Mẫu Đơn là loài hoa có ý nghĩa. như thế nào đối với người Trung Quốc. Đồng thời hoa Mẫu Đơn cũng trở thành chủ đề cho các văn nhân mạc khách, những nghệ sỹ lấy làm chủ đề sáng tác.

50. Ấm Tử Sa dáng Bán Nguyệt

ấm tử sa dáng bán nguyệt

ấm tử sa dáng bán nguyệt

ấm tử sa nghi hưng dáng bán nguyệt

Hai câu thơ : “ Hải thượng sinh minh nguyệt, thiên nhai cộng thử thì” Dịch thơ : Vầng trăng mọc ở biển khơi, Cùng chung một lúc góc trời soi chung  trong bài thơ Vọng Nguyệt Hoài Viễn của Trương Cửu Linh-nhà thơ đời Đường, nó không chỉ có cấu tứ nghệ thuât tươi đẹp mà đồng thời nó cũng tạo cho những nghệ nhân chế tác ấm Tử Sa một không gian tưởng tượng rộng lớn để rồi thông qua những chiếc ấm để nói về cuộc sống, văn hóa và nghệ thuật. Mỗi nghệ nhân khi làm ấm “Bán Nguyệt” đều tuân theo không gian ý nghĩa của thi nhân và những sáng tạo tìm tòi trong cuộc sống. Ấm Bán Nguyệt luôn chất phác, tao nhã không mang tính độc tôn. Từ trước tới nay vẫn luôn thịnh hành, chính cái gọi là “Nhược thủy tam thiên, cẩn ẩm nhất biều”( nước sông 3000 gáo, chỉ uống 1 gáo). Ấm Bán Nguyệt cân đối hài hòa, đơn giản tinh tế, tiền hô hậu ủng, độ mở ra thu vào hợp lý, mô phỏng theo như ý đẹp của câu thơ .Ngọn nguồn của ấm Bán Nguyệt chính là sự mong ước đoàn viên, tươi đẹp. Có câu” Minh nguyệt thiên lý kí tương tư, bán nguyệt vạn lý tư canh nồng”. Dùng ấm để nói ra không chỉ là những ý niệm đơn thuần mà nó còn biểu đạt truyền thống văn hóa của người Trung Quốc luôn hướng về sự tươi đẹp và hoàn hảo.

51. Ấm Tử Sa dáng Liên Tử ( Hạt sen )

Ấm Tử Sa Liên Tử

Ấm Tử Sa Liên Tử

ấm trà tử sa liên tử

Ấm Tử Sa Bình Cái Liên Tử

Ấm Tử Sa Bình Cái Liên Tử

Ấm Tử Sa Ngưu Cái Liên Tử

Ấm Tử Sa Ngưu Cái Liên Tử

Dáng Liên Tử thì mỗi dòng họ có cách tạo hình khác nhau, hình dạng không cố định, điều này cũng giống như một câu nói trong đạo phật “Liên do tâm sinh, tâm sinh vạn tương”, loại ấm Liên Tử ngày nay bắt nguồn từ chiếc bình Liên Tử trong thời hoàng đế Sùng Trinh đời nhà Minh, thời đó thì tạo hình của bình Liên Tử là miệng thẳng vai rủ xuống và chân cuốn tròn, phần bụng phình ra và thân tròn dài, nhìn tổng thể giống như là một hạt sen. Sau này nó trở nên thanh tú hơn với cái nắp nhô lên có cái núm như viên ngọc, không còn cao như trước, một đường công nhỏ chạy theo vai ấm, mảnh mai thanh thoát, quai ấm giống như cánh tay đang chống nẹ của mỹ nhân, dáng dấp mảnh mai yêu kiều, loại ấm Liên Tử bây giờ rất được ưa chuộng, mà nó cũng có nguồn gốc từ bình Tướng Quân, cho nên ấm Liên Tử vừa có nét của một người con gái khuê các, vừa có nét uy nghiêm của một mãnh tướng. Do ấm Liên Tử ngày càng có nhiều người ưa chuộng, nên nó đã được các nghệ nhân thỏa sức sáng tạo, có ấm Như Ý Liên Tử, Bình Cái Liên Tử(nắp bằng) , Ngưu Cái Liên Tử(nắp giống như cái mũi con trâu)  vân vân…Bất luận là ấm Liên Tử được tạo hình theo cách nào đi chăng nữa thì nó vẫn cái ấm mà rất nhiều người mong mỏi được sở hữu.

52. Ấm Tử Sa dáng Tỉnh Lan ( dịch là Tang giếng hay Thành giếng )

Ấm Tử Sa dáng Tỉnh Lan

Ấm Tử Sa dáng Tỉnh Lan

ấm tử sa nghi hưng dáng tỉnh lan

Ấm Tử Sa dáng Tỉnh lan biến thể

Ấm Tử Sa dáng Tỉnh lan biến thể

Trông mặt mà bắt hình dong, hình dáng của ấm Tỉnh Lan lấy cảm hứng từ cái tang giếng. Trong truyền thống văn hóa của Trung Quốc hình ảnh này cũng được nhắc tới nhiều như trong “Mệnh Lí Chi Học” một dáng “Tỉnh Lan”, nói về 2 dáng trong bài thái cực quyền bài thứ 41 đó là “Hồi đầu tỉnh lan trực nhập”. Thực tế trong cuộc sống thì Tỉnh Lan lại dùng để chỉ cái tang giếng và cũng để chỉ cái nắp phẳng trên tang giếng, hay chỉ 1 căn phòng nhỏ.Người xưa đào giếng xong rồi đặt cái tang giếng lên, có khi là có cả nắp đạy, làm mái che, thậm chí biến nó thành nơi dừng chân cho người qua đường vào nghỉ uống nước, mục đích chính là để bảo vệ cái giếng và cũng làm đẹp thêm khung cảnh xung quanh. Tang giếng làm cho miệng giếng cao hơn mặt đất, trong thực tế đời sống chí ít tang giếng cũng có 3 tác dụng:

Thứ nhất là: Ngăn cản đất cát, nước bẩn rơi vào trong giếng nhằm bảo vệ nguồn nước trong giếng sạch sẽ. Thêm nắp đạy ở trên cũng nhằm ngăn cản những đứa trẻ nghịch ngợm ném bẩn xuống giếng, hay những kẻ xấu bỏ độc vào trong giếng.

Thứ 2 là : Để tránh trường hợp trời tối hoặc những người say rượu ngã xuống giếng, đặc biệt là trong mùa đông giá rét tránh sự trơn trượt rơi xuống giếng.

Thứ 3 là: tránh nước ở trong giếng tràn ra bên ngoài, điều này người xưa cho là điều chẳng lành. Còn việc nói tang giếng có tác dụng làm đẹp cảnh quan xung quanh thì có lẽ là do, tang giếng được làm từ những thứ gỗ đẹp giống như trong các gia đình quyền quý và  cung điện thời Đường, Tống, Nguyên, thậm chí họ còn dùng cả vàng và ngọc mã não để khảm lên đó. Một lí do nữa đó là tang giếng được khắc chữ rất đẹp, thường là tên gọi của giếng hay là các chữ khác. Sau này chúng được xem như là một thứ có giá trị nghệ thuật rất cao, thể hiện một thời kỳ hưng vượng. Đã có một cuộc khảo cứu về những cái giếng cổ ở Tô Châu chỉ ra rằng, những cái thời Tống Nguyên thì thường làm theo 10 kiểu phổ thông nhất, tang giếng được làm từ những thứ gỗ quý và được khắc chữ của các nhà thư pháp nổi tiếng, thậm chí là cả các bức họa của các họa gia nổi tiếng như Ngô Hồ Phàm, Chương Thái Viêm…Qua đó có thể thấy được dáng ấm trà Tỉnh Lan rất được trân trọng trong giới nghệ thuật và văn sỹ.

53. Ấm Tử Sa dáng Song Tuyến Trúc Cổ

Ấm Tử Sa dáng Song Tuyến Trúc Cổ

Ấm Tử Sa dáng Song Tuyến Trúc Cổ

ấm tử sa nghi hưng song tuyến trúc cổ

Tên dáng ấm: Song Tuyến Trúc Cổ (nghĩa là cai ấm có dáng cái trống và có 2 cành trúc)

Lấy trúc làm đề tài, rồi thông qua đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân tạo thành hình cái ấm, thân ấm được nặn giống như thân của cây trúc, cành trúc thì được biến điệu với đầy vẻ tinh tế tạo nên sự cân đối và vững chắc cho chiếc ấm. vòi ấm và quai ấm được tạo giống như những cành của cây trúc, nhìn vô cùng sinh động. Trên nắp ấm một cành trúc được nặn gập lại biến cái nún ấm nhìn trông giống như 1 cây cầu, phía dưới cái núm ấm được tô điểm thêm bằng hình của 1 cái lá trúc. Chiếc ấm này lấy đặc tính của cây trúc để thể hiện phẩm chất thanh tao, tinh tế của người sử dụng. Ấm Song Tuyến Trúc Cổ với tạo hình độc đáo của nó là 1 trong vô vàn những sản phẩm được tạo hình từ đất Tử Sa.

54. Ấm Tử Sa dáng Hoàn Long Tam Túc

Ấm Tử Sa dáng Hoàn Long Tam Túc

Ấm Tử Sa dáng Hoàn Long Tam Túc

ấm tử sa nghi hưng hoàn long tam túcấm trà tử sa hoàn long tam túc

Ấm Hoàn Long Tam Túc là do Cao Hải Canh chồng của Chu Quế Trân thiết kế ra cách đây rất lâu. Sau đó được Chu Quế Trân làm ra, năm 1989 chiếc ấm “Hoàn Long Tam Túc” đã đạt giải ba về  thiết kế mỹ thuật gốm sứ do hiệp hội mỹ thuật thủ công mỹ nghệ của ngành công nghiệp nhẹ Trung Quốc trao tặng. Nhưng nói đến ấm Hoàn Long Tam Túc còn phải nhắc tới một nhân vật quan trọng nữa, ông là Phùng Kỳ Dung  một nhà nghiên cứu về tác phẩm “Hồng Lâu Mộng” nổi tiếng Trung Quốc, được mệnh danh là “Quốc học đại sư”. Bởi vì khi lần đầu tiên Chu Quế Trân làm ấm này là do Phùng Kỳ Dung đề tho khắc chữ, đây cũng là thành tựu gián tiếp làm cho chiếc ấm này đạt được vị thế trong giới Tử Sa. Ấm Hoàn Long Tam Túc  đã kết hợp được cái hiện đại và nghệ thuật truyền thống trong một thể thống nhất, với 3 cái chân giống như một cái đỉnh thể hiện sự vững trắc và kiên cố, đầu con rồng vươn lên tạo thành cái quai ấm vô cùng khỏe khoắn, và thần long chỉ thấy đầu mà không thấy đuôi, trên nắp của ấm được điểm thêm một cái khuyên tròn hoàn long làm núm, nó có vai trò như là một điểm nhấn. Từ cổ chí kim, Rồng được coi như là khởi nguồn của sức mạnh trong tự nhiên, biểu trưng cho sự quyền lực, trường tồn và hưng thịnh. Chiếc ấm này thể hiện sự tinh tế và khéo léo của người tạo ra nó.

55. Ấm Trà Tử Sa dáng Thúc Sài Tam Hữu

Bộ ấm tử sa Thúc Sài Tam Hữu

Bộ ấm tử sa Thúc Sài Tam Hữu

Ấm Tử Sa Thúc Sài Tam Hữu

Ấm Tử Sa Thúc Sài Tam Hữu

ấm trà tử sa nghi hưng thúc sài tam hữu

Cái gọi là “Thúc Sài Tam Hữu”, thực ra là từ 3 dáng của cây Tùng, Trúc, Mai mà thành, nó còn được gọi là “Tuế Hàn Tam Hữu”(Ba người bạn trong mùa đông), ý chỉ tinh thần đương đầu với mùa đông khắc nghiệt của thiên nhiên. Thân ấm được phỏng theo 3 đoạn cây của Tùng, Trúc, Mai trong một thể thống nhất, những đoạn cây tùng với vảy sần sùi, lá tùng, cành mai, hoa mai, thậm chí những đoạn trúc có cành có lá đều được khắc họa vô cùng tỷ mỉ, được sếp xen lẫn nhau rất tự nhiên, nhìn thì có vẻ phức tạp nhưng lại rất quy củ gọn gàng. Quai ấm là cành tùng uốn gập lại giống như sừng con rồng, vòi ấm là 1 cành mai với những nhánh nhỏ rất tự nhiên, cái núm nắp ấm lại được nặn giống như một đốt trúc rất tinh tế, trên các thân cây có những hốc nhỏ, và cả một đôi sóc nhỏ đầy tinh nghịch trên nắp ấm. Tổng thể chiếc ấm như là cái tự nhiên vốn có vậy, điều này khiến nó trở thành chiếc ấm sở hữu một vẻ đẹp phi phàm. Chiếc ấm này, có sự hiên ngang, trường tồn của Tùng, có sự tao nhã của Trúc và sự tiết hạnh của Mai, đó là những phẩm chất cao quý. Nó là một sản phẩm hoàn mỹ đồng thời cũng là một kiệt tác kinh điển. Năm 1989 chiếc ấm này đã được in trong một bộ tem có tên là “Nghi Hưng Tử Sa Đào”(nghĩa là những sản phẩm gốm Tử Sa đáng được lưu truyền) gồm 4 cái do bưu cục Trung Quốc phát hành trong đó có một cái in ấm cũng dáng này của Trần Minh Viễn đời nhà Thanh.

56. Ấm Tử Sa dáng Tùng Trúc Mai

Ấm Tử Sa Tùng Trúc Mai

Ấm Tử Sa Tùng Trúc Mai

ấm trà tử sa tùng trúc mai

Tùng, Trúc không héo tàn khi đông đến, Mai thì đón giá lạnh mà nở hoa, cổ nhân thường gọi là “Tuế Hàn Tam Hữu”(Tức 3 người bạn trong mùa đông). Từ trước đến nay Tùng, Trúc, Mai luôn được các nghệ nhân làm ấm ngưỡng mộ và sự ca tụng đặc biệt của các tao nhân mặc khách. Vòi ấm và quai ấm được tạo hình giống như cành mai, thân ấm lại được trang trí bằng những nhánh mai, dáng ấm thể hiện sự đoan trang tinh tế vô cùng tao nhã. Màu sắc của ấm nhìn rất trang trọng, chất đất mịn nhẵn và làm hoàn toàn thủ công, với sự thuần khiết của đất, mà chất đất Tử Sa lại rất hợp với trà, do đó dùng loại ấm này mà pha trà Ô Long, trà Phổ Nhĩ (Một loại trà được sản xuất ở vùng Vân nam Trung Quốc được ép thành từng bánh) và thậm chí là hợp với tất cả các loại trà. Tổng thể của cái ấm  chúng ta thấy trên thi nở ra và dưới thì co lại, đáy tròn và thu nhỏ, mép ấm được cuốn tròn. Phần nắp ấm gồ lên một chút, núm nắp ấm được tạo hình giống như chiếc cầu từ cành mai, trên cành mai lại có những nhánh nhỏ nhìn rất sinh động. Ba nhánh nhỏ cong lên tạo thành 1 cành mai ngay trên đỉnh ấm tạo cảm giác có mùi hương phảng phất của hoa mai. Ngoài tạo hình hoa mai thì trúc cũng được tạo hình rất tinh tế như trên phần vòi, nún nắp ấm, nhìn rất tao nhã khiến rung động lòng người. Hay tạo hình tùng cũng vậy, cành tùng được bố trí ở phần miệng ấm, nắp ấm, đôi khi chúng còn được làm từ loại đất màu xanh, cành tùng với những cái u nhô lên, sinh động giống y như thật.

57. Ấm Cung Xuân

Ấm Tử Sa Cung Xuân

Ấm Tử Sa Cung Xuân

Ấm Tử Sa Cung Xuân Mới

Ấm Tử Sa Cung Xuân Mới

Trong lịch sử phát triển của ấm Tử Sa Trung Quốc, tạo tác của ấm Cung Xuân đã đạt được vị trí vô cùng quan trọng, nó đạt tới sự thuần thục trong tạo hình đồng thời nó cũng là sự khởi nguồn của những đỉnh cao sau này, nó đã trở thành biểu tượng của ấm Tử Sa Trung Quốc, nó là chiếc ấm góp phần tạo nên lịch sử của nghề thủ công mỹ nghệ gốm Tử Sa. Ấm Cung Xuân là do một nghê nhân có tên là Cung Xuân thời nhà Minh khoảng giữa niên hiệu Chính Đức và Gia Tĩnh. Ấm Cung Xuân lúc đầu có tên gọi là ấm “Thụ Anh”, sau này để tưởng nhớ người làm ra chiếc ấm này nên lấy tên là ấm “Cung Xuân”, chiếc ấm này được nghệ nhân Cung Xuân phỏng theo quả của cây Ngân Hạnh bi sâu đục, cái cây này bên cạnh chùa Kim Sa. Sau khi nung xong chiếc ấm này thì nó có được phong cách cổ xưa rất đáng yêu. Về sau những loại ấm Tử Sa mô phỏng theo những hình thù ở trong tự nhiên đều trở nên nổi danh thiên hạ.

58. Ấm Tử Sa Thọ Đào

Ấm Tử Sa Thọ Đào

Ấm Tử Sa Thọ Đào

ấm trà tử sa thọ đào

Chúng ta thấy trên tay của Lão Thọ Tinh thường cầm quả đào, chính là loại đào chúc thọ lớn. Truyền thuyết nhân gian kể rằng nếu được ăn loại đào này thì sẽ được hưởng phúc thọ, trường sinh bất lão. Ở đấy chúng ta thấy sự kheo léo và tinh tế của người làm ấm đó chính là chi tiết quả đào ở trên nắp ấm, nhỏ nhắn xinh xắn gây cho người ta cảm giác hưng phấn thích thú. Nhìn nó sinh động như thật như phảng phất chút tiên khí. Thân ấm được tạo tác giống như một quả đào căng mọng, điều thú vị là nhìn ở bất kỳ góc độ nào chúng ta cũng thấy nó giống như hình parabol đều, đường nét rất mượt mà, mượt mà đến nỗi người ta phải rung động.Quả đào nhỏ trên nắp hướng thẳng lên tạo thành cái núm của nắp ấm, quai ấm chính là một cành đào có độ cong queo, vòi ấm ngắn nhưng lại vểnh lên và lỗ vòi thường hay có hình trái đào .

59. Ấm Tử Sa dáng Cúc Lôi  ( Nụ Hoa Cúc )

ấm Tử Sa dáng Cúc Lôi

ấm Tử Sa dáng Cúc Lôi

Ấm Tử Sa Nghi Hưng dáng Cúc LôiẤm Trà Tử Sa dáng cúc lôi

Hoa văn hình múi trong nghệ thuật làm ấm Tử Sa nhìn mộc mạc mà tinh tế và được rất nhiều người nghệ nhân và trà nhân yêu thích. Lý do mà rất nhiều người thích dáng ấm cú lôi ,đó là nó đòi hỏi chất đất phải được tinh lọc rất tỷ mỉ, đất Hồng Ni và Tử Ni là thượng đẳng nhất, với màu sắc tinh khiết và mịn màng, sự đơn giản được thể hiện qua phong cách làm ấm, nhìn tổng thể bố cục chiếc ấm vô cùng đẹp, màu sắc lộng lẫy, nó đẹp như vậy là vì khi tạo tác và khi nung luôn được kiểm tra kỹ lưỡng, độ mịn của đất luôn được coi trọng, phần đất sạn được lọc đến mức tối đa, độ mịn này chúng ta có thể thấy khi chiếc ấm còn chưa nung, nó đạt đến độ tinh xảo trong cảnh giới của nghệ thuật. Những chiếc ấm Tử Sa có hoa văn múi, là do ghép từng múi đất lại với nhau rồi ép lại sau đó được chỉnh lại cho chuẩn. Đây là một thủ pháp rất độc đáo để những nghệ nhân phát huy tay nghề thể hiện sự khác biệt về thủ pháp đồng thời cũng gửi gắm những nét tươi mới vào đó. Có thể nói kỹ thuật chính là tiền đề để tạo nên chiếc ấm cúc lôi và các chiếc ấm có múi. Có câu danh ngôn nói rằng: “Một người thợ giỏi ngoài kỹ thuật ra thì cũng cần phải có những công cụ để làm nên sự tinh sảo của đồ vật”, những công cụ đó như là: những sợi để uốn cong các múi đất, dao bằng thép lá để tỉa các hoa văn trong và ngoài, kim nhọn để tỉa những đường tinh xảo…việc chế tác đồ thủ công mỹ nghệ không thể làm qua loa đại khái được, lúc nào cũng yêu cầu sự tỷ mỉ kỹ càng thì mới tạo ra được những tác phẩm tinh tế. Công cụ tạo tác ấm Tử Sa, nó bao hàm cả những lí luận về mỹ học, mỗi một sảm phẩm được làm ra lúc nào cũng cần có hai yếu tố đó là “Kỹ” và “Nghệ”. Việc tạo tác hoa văn múi của ấm Cúc Lôi là tương đối khó, không những nó đòi hỏi các cánh hoa phải rõ rang mà nó đòi hỏi phải đồng đều. Thân ấm được chia thành hai phần bằng nhau, hoa văn ở phần trên và phần dưới đối ứng nhịp nhàng, quai và vòi vươn ra xa tạo cho chiếc ấm nhìn giống như một con chim đang bay, còn một điều đặc biệt nữa đó chính là nắp ấm, hoa văn của nắp đòi hỏi phải đối ứng với hoa văn của thân ấm, nhìn từ các hướng ta thấy được sự nối tiếp giữa nắp và thân rất tự nhiên. Tóm lại tất cả các yêu cầu kỹ thuật để tạo nên chiếc ấm này đó là độ mịn màng của da ấm, sự cân đối hài hòa của hoa văn, đó là sự hoàn hảo.

60. Ấm Tử Sa dáng Phật Thủ ( Quả Phật Thủ )

Ấm Tử Sa dáng Phật Thủ

Ấm Tử Sa dáng Phật Thủ

ấm tử sa nghi hưng dáng phật thủ

Ấm Phật Thủ được làm ra khoảng trước năm 1300. Nguồn gốc của ấm Tử Sa Phật Thủ được cho là xuất phát ở hang đá Long Môn, ở bảo tàng hang đá Long Môn có trung bày tượng một quả phật thủ, tượng quả phật thủ này nhỏ như bông hoa lan, người làm ra nó thể hiện một điều gì đó rất tâm linh khiến người ta nghĩ tới phật Như Lai trong truyện Tây Du Ký, với những phép nhiệm mầu người luôn giúp đỡ Đường Tăng đi Tây Trúc thiển kinh. Vì thế mà tạo hình của nó giống như bàn tay của phật, ấm Từ Sa Phật Thủ có thể xem là 1 trong những chiếc ấm kinh điển của nghệ thuật chế tác ấm Tử Sa. Cái đẹp của ấm này chính là những đường nét tạo tác rất tinh tế và tự nhiên.

61. Ấm Tử Sa dáng Lăng Hoa

Ấm Tử Sa dáng Lăng Hoa

Ấm Tử Sa dáng Lăng Hoa

Ấm Trà Tử Sa dáng Lăng Hoa

Sự hình thành hoa văn múi trong nghệ thuật chế tác ấm Tử Sa, nó là thành quả nghệ thuật của rất nhiều nghệ nhân trong việc phát triển và mở rộng loại hình nghệ thuật này. Trà cụ cũng giống như những đồ dùng trong nhà, trong tạo tác nó luôn được coi trọng về mặt mỹ thuật như phải chú ý đến góc cạnh, đường nét, yêu cầu về hình dáng phải đạt sự cân đối hài hòa. Ấm Lăng Hoa mô phỏng bông hoa Lăng, thân ấm là một khối, chia thành các múi bằng nhau, trên dưới đối ứng. Những đường lồi lõm của các múi rõ ràng, có chỗ to chỗ nhỏ, tỷ lệ cân đối, thanh tú đẹp mắt. Dáng ấm này bắt nguồn từ ấm Tuyến Vân, núm nắp ấm là sự hợp lại của những cánh hoa, miệng ấm làm giống như bông hoa Lăng nhìn rất tự nhiên, quai ấm cong hợp lý cầm rất thoải mái. Nhìn tổng thể cái ấm ta thấy các múi đều tụ lại một điểm ở trên và ở dưới, không sai một li, nắp ấm cũng chia làm nhiều phần, rất kín đáo, kỹ thuật tinh tế.

62. Ấm Tử Sa Cung Đăng

ấm tử sa cung đăng

Ấm Tử Sa dáng Cung Đăng

Cung Đăng( đèn cung đình, đèn lồng),loại tạo hình này có từ thời Ung Chính nhà Thanh, hình dáng ban đầu của nó giống như chiếc đèn lồng, do một ông già thôn Đồn Đầu thiết kế, sau này đèn lồng Đồn Đầu được một quan cấp huyện dâng vào trong cung, đèn lồng Đồn Đầu được xem là cống phẩm lấy tên là Cống Đăng, và nó trở thành vật phẩm chuyên dụng trong hoàng cung, về sau mọi người đem chữ “Cống” đổi thành chữ “Cung” và nó có tên gọi như bây giờ đèn “Cung Đăng”, ấm Cung Đăng được thiết kế dựa theo dáng của loại đèn này, và có rất nhiều loại hình dáng được làm ra, mới mẻ mà tự nhiên, cổ điển mà đẹp đẽ, dáng vẻ tao nhã, phù hợp với quan điểm về cái đẹp của người xưa và cho đến bây giờ nó vẫn rất được mọi người ưa chuộng

63. Ấm Tử Sa Phỏng Cổ Như Ý

Ấm Tử Sa Phỏng Cổ Như Ý

Ấm Tử Sa Phỏng Cổ Như Ý

ấm trà tử sa phỏng cổ như ý

Phỏng Cổ Như Ý về cơ bản nó vẫn được làm dựa trên ấm Phỏng Cổ chỉ thay đổi cách tân mà thành, xung quanh thân ấm có trang trí  hoa văn Như Ý, nhìn tổng thể các hoa văn đan xen đều đặn vào nhau rất thú vị, giữa miệng ấm và nắp ấm tạo tành một đường viền hình tròn, đường viền hình tròm này được chia đều miệng ấm một nửa và nắp ấm một nửa và khi đóng nắp ấm lại nó tạo thành một đường viền hình tròn đầy đặn, có lẽ đây là sự tính toán của người làm ấm, khi rót nước ra đều tự nhiên, quai ấm cũng được cách điệu từ hoa văn Như Ý mà thành, điều này tạo nên sự hài hòa ăn nhập với thân ấm, núm nắp ấm có hình dáng như cái cầu, haì hòa vừa vặn , tổng thể chiếc ấm nhìn vô cùng tinh tế, màu sắc của đất đã tôn lên sự khoan thai, tao nhã.

64. Ấm Tử Sa Quần Hoa Đề Lương

Ấm Tử Sa Quần Hoa Đề Lương

Ấm Tử Sa Quần Hoa Đề Lương

Ấm Quần Hoa Đề Lương

Quần Hoa Đề Lương là chiếc ấm của Vương Dần Xuân làm ra lúc cuối đời, ở thập niên 70,  với hơn 70 năm trải nghiệm cuộc đời, do tuổi tác đã cao lại làm việc vất vả vì thế mà ông đã phải nằm viện, vừa khỏi bệnh ông lại tiếp tục công việc không ngừng nghỉ, năm 1972 sức khỏe của ông có vẻ tốt hơn, sau mấy lần làm cuối cùng tháng 5 năm đó ông đã làm ra chiếc ấm để đời với hoa văn nổi đó là chiếc ấm Quần Hoa Đề Lương, chiếc ấm với dáng vẻ thanh thoát, qui cách chuẩn mực, hài hòa cân đối, đường nét miệng và nắp ấm được làm theo chuẩn nghiêm ngặt với lối tạo hình trang nhã theo lối cổ điển, thanh tú phóng khoáng, với kỹ thuật chế tác công phu, độc đáo mới lạ. Đây có thể nói là một trong những chiếc ấm thành công nhất của ông, đồng thời cũng là chiếc ấm để đời cuối cùng trong cuộc đời ông. Ấm Quần Hoa Đề Lương, thân ấm hình bầu dục, phần dưới trang trí hoa văn hình hoa sáu cánh, lồi lõm xen nhau, miệng ấm trang trí mây và các đường nét ở vai ấm, eo ấm tròn tương phản hài hòa với nắp ấm, nắp ấm trang trí hoa văn hoa củ Ấu, làm nổi bật chủ đề, phần giữa vai ấm trang trí hoa văn thắt nút, trên chiếc ấm này thể hiện rất nhiều loại kỹ thuật, vòi ấm uốn cong ba khúc, quai ấm vuông dẹt giống như một cây cầu thanh tú đẹp đẽ, trang nhã tự nhiên, thể hiện sự giản dị chất phác, mộc mạc, nhã nhặn và nhân cách. Đây là một chiếc ấm hoàn hảo.

65. Ấm Tử Sa Bát Phương

Ấm Tử Sa Bát Phương

Ấm Tử Sa Bát Phương

Ấm Trà Tử Sa Bát Phương Biến Thể

Ấm Trà Tử Sa Bát Phương Biến Thể

Ấm Trà Tử Sa Bát Phương

Ấm Trà Tử Sa Bát Phương

Ấm Tử Sa Bát Phương Quai Xách

Ấm Tử Sa Bát Phương Quai Xách

Ấm Bát Phương là loại ấm Tử Sa rất hiếm gặp, ngày nay chúng ta thấy nhiều loại ấm kiểu này nhưng đa số là ấm không đạt qui cách, ấm Bát phương làm theo nguyên tắc đó là tròn ẩn trong vuông, các mặt phẳng và vuông vắn, các đường góc phải rõ ràng tạo cho chúng ta cảm giác sắc nét gọn gang thanh tú, xưa nay loại ấm này cũng có nhiều chiếc được làm rất hoàn hảo, đạt được những yêu cầu về qui cách: Đường nét ngay ngắn, các đường góc rõ ràng, cân đối hài hòa. Lấy các đường truc tung và trục hoành làm chủ, đường cong và đường hẹp làm phụ, các đường trục thì ngang phải bằng sổ phải thẳng. Các chi tiết như miệng ấm, nắp ấm, núm nắp ấm, vòi ấm, quai ấm ngoài việc phải cân đối hài hòa ra còn phải đạt được yêu cầu tròn ẩn trong vuông, miệng nắp phải đồng đều, có cương có nhu.

66. Ấm Trà Tử Sa Sư Cầu

Ấm Tử Sa Sư Cầu

Ấm Tử Sa Sư Cầu

Ấm Tử Sa Sư Cầu 8 múi và 6 múi

Ấm Tử Sa Sư Cầu 8 múi và 6 múi

Ấm Tử Sa Nghi Hưng Sư CầuẤm Trà Tử Sa Sư Cầu dáng trònẤm Trà Tử Sa Sư Cầu

Ấm Sư Cầu hay còn gọi là ấm Phục Sư, nó là chiếc ấm uống trà của người dân lúc rảnh rang thường thấy ở thời kỳ Mãn Thanh đầu Dân Quốc, từ “Sư”( nghĩa là sư tử) và từ “Sư”( người thầy) đồng âm với nhau, xưa có chức quan “ Thái Sư”, “Thiếu Sư”. Với việc tạo hình như vậy người ta ngụ ý sự may mắn đời đời quyền cao lộc hậu. Chiếc ấm này do Giang Án Khanh làm ra, chiếc ấm này đã đạt giải và gây được tiếng vang trong lần tham gia “hôi chợ các nước Thái Bình Dương ở Panma” năm 1915. Đặc trưng của ấm Sư Cầu là trên nắp ấm có con Sư Tử nằm, nó được nặn mộc mạc tạo cho người ta sự thích thú, nhìn nó mạnh mẽ nhưng lại hiền lành, lỗ thoát khí xuyên qua giữa 2 chân dưới bụng của con Sư Tử nằm cuộn tròn, Công dụng cơ bản của con Sư Tử vân là để làm núm nắp ấm. Thân ấm Sư Cấu thường là hoa văn 4 múi hoặc 8 múi, thân ấm thường không cao, nhưng đại đa số lại làm thân ấm hình cầu là để cho nó hợp với dáng vẻ của con Sư Tử nằm. Cổ ấm và nắp ấm bắt buộc phải phối hợp hoa văn múi, có hình 4 hoặc 8 góc, do đó thân ấm thường tương đối dẹt nên mép nắp ấm ngắn, điều này rất thuận tiện khi cho trà vào ấm, quai ấm giống như cái tai, vòi ấm được phân ra loại cho dòng nước thẳng và loại cho dòng nước cong, nhưng đa số là loại cho dòng nước cong. Tổng thể mà nói thì đây là loại ấm rất khó làm, nó thuộc loại hoa văn múi và nặn thủ công, nhưng nắp ấm đòi hỏi phải thông và các múi trên nắp cũng đều nhau. Nếu không có kỹ năng này thì thật khó mà làm được loại ấm này.

67. Ấm Trà Tử Sa Cấp Trực

Ấm Tử Sa Cấp Trực

Ấm Tử Sa Cấp Trực

Ấm Tử Sa Nghi Hưng Cấp Trực

Ấm Cấp Trực, thân ấm có dáng hình ống thẳng, thu vào ở phía trên, cổ ấm ngắn, vòi ấm nhô lên cao, quai ấm cầm rất thuận tiện,hình dáng giống như cái tai, miệng ấm và nắp ấm rất khít, đáy ấm ngay ngắn, về kỹ thuật rất được chú trọng, việc tạo hình thu nhỏ ở phía trên đã tạo ra sự thay đổi biến hóa tạo được sự so sánh giữa to và nhỏ, gữa đường thẳng và đường cong rất rõ ràng, ấm Cấp Trực thể hiện ý vị sâu lắng,mộc mạc cổ sơ, đồng thời nó cũng toát lên được cái vẻ đẹp lộng lẫy của nó. Và dường như nó muốn truyền tải đến chúng ta tinh thần hiên ngang chính trực đối với người khác.

68. Ấm Tử Sa dáng Kính Ngõa

Ấm Tử Sa dáng Kính Ngõa

Ấm Tử Sa dáng Kính Ngõa

Ấm Trà Tử Sa Kính Ngõa

Ấm Kính Ngõa hay là ấm Hán Ngõa,chiếc gương đồng chính là nguồn cảm hứng để tạo nên loại ấm này, thân ấm khắc chữ “Giám thủ thủy, ngõa thừa trạch, tuyền nguyên nguyên, nhuận vô cực”, ý nghĩa trong việc tạo hình loại ấm này rất rõ ràng, vì ngày xưa không có gương, người xưa thường soi bóng mình trong nước. Sau thời Chiến Quốc đồng thau đã được dùng để làm gương, vì vậy, gương đồng còn gọi là “Giám”. Cho nên từ việc dùng nước để soi, mới có cái gương; “Ngõa thừa trạch” ý nói chiếc ấm như cái đầm chứa nước vậy. “Tuyền nguyên nguyên” hàm ý nguồn nước tuôn trào không ngừng, gợi cho chúng ta cảm giác sôi động. “ Nhuận vô cực” nó hàm chứa sự vĩnh cửu, nước lại thêm nước, các nguồn nước không ngừng đổ ra biển lớn. Thân ấm dạng ống thẳng, miệng lớn, nắp giống như cái gương đồng, trên nắp khắc những hoa văn hình tròn tỏa ra, vòi ấm cong ở trên nhưng dưới lại bằng và tròn, quai ấm mặt ngoài phẳng phiu trong trơn bóng, núm nắp là phần ấm chính thu nhỏ nhất của thân ấm, đó chính là qui tắc cơ bản khi làm loại ấm này, dù có cách tân cũng phải giữ được sự thống nhất.

69. Ấm Tử Sa dáng Đại Bân Như Ý

Ấm Tử Sa dáng Đại Bân Như Ý

Ấm Tử Sa dáng Đại Bân Như Ý

Ấm Tử sa Nghi Hưng Dáng Đại Bân Như Ý

Ấm Tử sa Nghi Hưng Dáng Đại Bân Như Ý

Đại Bân Như Ý là một loại ấm nổi tiếng,do Đại Bân thời Minh thiết kế ra, thời đó có câu” Minh Đại Lương Đào Nhượng Nhất Thời”, khi Đại Bân làm ra loại ấm này đã có ý nghĩa là”Sự Sự Như Ý”, lại có ba chân giống như cái đỉnh, nắp ấm hình tròn lồi lên như là để đè nắp ấm. Trên bề mặt nắp ấm có bốn hoa văn Như Ý đối xứng nhau, độ dày khoảng 1(mm), chế tác tinh sảo, núm nắp ấm có hình bầu dục và có lỗ thoát khí ở đỉnh, lỗ thoát ở phần trong nắp thì to và thu nhỏ ở núm nắp ấm, lỗ thoát hình tròn được làm theo đúng qui cách rất công phu. Vòi ấm uốn cong ba đoạn và thu vào ở bên trong, ấm Đại bân Như Ý mang phong thái nhã nhặn cổ xưa, to mà không thô, nó hoàn toàn thể hiện được phong cách làm ấm thời Đại Bân

 70. Ấm Tử Sa dáng Chuyên Phương

Ấm Tử Sa dáng Chuyên Phương

Ấm Tử Sa dáng Chuyên Phương

Ấm Trà Tử Sa dáng Chuyên PhươngẤm Tử Sa Nghi Hưng dáng Chuyên Phương

Chuyên Phương là một trong những loại ấm có kiểu tạo hình vuông vắn khá kinh điển, theo như nghiên cứu thì loại ấm này xuất hiện vào  khoảng cuối triều Minh, nó là do cao thủ làm ấm thời bấy giờ Hứa Long Văn làm ra, nó từng được lưu truyền ở Nhật. Nhưng người nào làm ra nó đầu tiên thì tạm thời vẫn chưa ai biết, nó là một trong những chiếc ấm hoàn hảo nhất. Thân ấm hình vuông và cao, đường nét bề mặt thì ngay ngắn thanh thoát rất mềm mại, nó cho chúng ta cảm giác của sự thẳng thắn cương trực, miệng ấm hình vuông rất tự nhiên, quai ấm rất vững trắc, núm nắp ấm giống như một cái cầu trên nắp ấm, nắp ấm phẳng và khít, tổng thể chiếc ấm nhìn rất có hồn, toát lên vẻ tinh tế của nó.

 71. Ấm Tử Sa dáng Tứ Phương Kiều Đỉnh

Ấm Trà Tử Sa dáng Tứ Phương Kiều Đỉnh

Ấm Trà Tử Sa dáng Tứ Phương Kiều Đỉnh

ấm tứ phương kiều đỉnhấm tử sa nghi hưng tứ phương kiều đỉnhấm trà tử sa tứ phương kiều đỉnh

Ấm ” Tứ Phương Kiều Đỉnh “,  đây là chiếc ấm do Ngô Kiềm Thành làm ra trong thời kỳ Dân Quốc. Còn gọi là ấm “Kiều Đỉnh”, tức là chỉ cái núm ở nắp ấm hình cái cầu,Chữ “Đỉnh”(tức cái đỉnh xông trầm) đồng âm với chữ “Đỉnh”(Tức đỉnh, ngọn, chóp) . Đáy ấm là hình vuông, các đường góc ở thân ấm được vuốt cong thu lên phía trên, vuông tròn kết hợp. Phần nắp ấm và núm nắp ấm được tạo tác rất đặc biệt, nắp ấm như là nền móng vững chắc, núm nắp ấm được tạo cong như hình dáng một cái cầu, nằm vững trãi trên nắp ấm, hình dáng gãy khúc của núm nắp ấm tạo nên hiệu quả về hình khối rất lớn, đây là đặc thù của loại ấm này. Nhìn phần nắp ấm vô tình lại gợi cho chúng ta cảnh non nước giống như trong tranh sơn thủy, phần khắc trên thân ấm tô điểm thêm cho điều này. Ý niệm nghệ thuật sâu sắc này làm cho người ta phải thán phục.

 72. Ấm Tử Sa dáng Nam Qua Đề Lương

Bộ Ấm tử sa Nam Qua Đề Lương

Bộ Ấm tử sa Nam Qua Đề Lương

Ấm Tử Sa Nam Qua Đề Lươngấm trà tử sa nam qua đề lương

Trần Man Sinh là một văn nhân học sĩ, cả đời ông luôn tôn sùng Tô Đông Pha. Lần tổ chức sinh nhật của ông trong một ngày mùa đông, bên bếp lò rừng rực, ông cùng bạn bè uống trà ngâm thơ, một người bạn thâm giao của ông Quách Lâm tay cầm ấm trà vui vẻ nói “ Tùng Phong Trúc Lư, Đề Hồ Tương Hô”, hôm nay là sinh nhật của ông Man Sinh, tại sao không lấy xưa dùng nay. Một câu nói làm bừng tỉnh người trong mộng, Man Sinh kinh ngạc khi nghe hai chữ “Đề Hồ”, ông nghĩ ngay đến hai chữ “Đề Lương”, thế là ngay sau khi khách ra về, cả đêm hôm đó ông ngồi vẽ ấm Đề Lương, sửa đi sửa lại mà ông vẫn chưa hài long, thoáng cái trời đã sáng ông bước ra sân, đúng lúc đó ông gặp người hầu gái bưng bát canh bí đỏ đến, Ông dừng lại và đột nhiên có linh cảm, nghĩ đến việc năm mà Tô Đông Pha trở về quê vui thú điền viên, trong ngoài sân đều trồng bí đỏ, mà chính mình tự cho mình là học trò của Tô Đông Pha, ông bèn lấy bí đỏ làm mẫu để vẽ thân ấm, ông vẽ quai ấm xòe ra ba chân, và đó chính là ấm Nam Qua Đề Lương. Chiếc ấm này có liên quan đến Tô Đông Pha, người mà văn nhân nhã sĩ lúc nào cũng chật nhà.

73. Ấm tử sa dáng Thanh Ngọc Tứ Phương

Ấm tử sa dáng Thanh Ngọc Tứ Phương

Ấm tử sa dáng Thanh Ngọc Tứ Phương

Ấm trà tử sa Thanh Ngọc Tứ Phương

Ấm Thanh Ngọc Tứ Phương là do bậc thầy về nghệ thuật ngốm sứ Trung Hoa Lí Xương Hồng  làm ra, ông là người có học vấn uyên thâm về văn hóa dân tộc Trung Hoa, lấy ý tưởng từ chuông và đỉnh của thời kỳ đồ đồng để tạo hình cho thân ấm. Nhưng vòi ấm, quai ấm, núm nắp ấm lại lấy ý tưởng từ “Ngọc Long”, “Ngọc Ngư” của văn hóa đồ đá Hồng Sơn thậm chí là “Ngọc Tông” của văn hóa Lương Chử. Ông làm chiếc ấm này ẩn chứa nội hàm truyền thống văn hóa sâu sắc, đây cũng là đặc điểm nổi bật của ông trong việc làm ấm Tử Sa. Thân ấm giống cái đỉnh dáng chuông, bòi ấm được làm với dáng vọt lên của “Ngọc Ngư”, đầu gãy khúc hơi cong, thân vòi cho ta cảm giác sinh động, đầu cá và vẩy cá được nghệ nhân dùng các đường nổi để thể hiện, đầu cá chính là đầu vòi ấm, và có đôi ngọc nhãn được nặn ở đầu vòi, việc mô phỏng này làm cho vòi ấm nhìn long lanh rất có thần, quai ấm có hình đầu rồng miệng không mở cắm vào thân ấm như đang thăm dò, chỗ tiếp giáp với thân ấm đầu rồng hơi vểnh lên, trên đỉnh quai ấm có một đường gờ nổi cuộn tròn, nhỏ nhắn tạo được điểm nhấn, ở đầu rồng cũng được trang trí một cặp ngọc nhãn, đây chính là dụng ý nghệ thuật vẽ rồng điểm mắt, như vậy nó thể hiện sự dồi dào sức sống cho chiếc ấm. Núm nắp ấm được thiết kế theo các hoa văn hình thú trên ngọc trong văn hóa Lương Chử của thời kỳ đồ đá mới, núm nắp ấm này tương đối cao, nhưng kết hợp với thân ấm thì nó lại tôn nhau lên, rất ăn khớp. Dưới đáy thân ấm được trang trí bằng ba đường viền, thân ấm được khắc lên loại chữ kim tự. Đây là chiếc ấm có cách tạo hình xuất sắc.

74. Ấm tử sa dáng Hoành Vân

ấm trà tử sa dáng Hoành Vân

Ấm tử sa dáng Hoành Vân

Ấm tử sa dáng Hoành Vân

Đầu Hạ, người bạn thân Nhị Tuyền Hỷ sinh quý tử, Man Sinh đến chúc mừng, trên đường quay trở về trời bất ngờ đổ mưa to, thế là Man Sinh đến ngôi nhà cỏ bên bờ suối tránh mưa, trong chốc lát trời tạnh, chân trời xuất hiện một đường cầu vồng rực rỡ, một đầu ẩn trong mây trời, một đầu ẩn trong khe suối,cứ như cầu vồng đang uống dòng nước tinh khiết của dòng suối. Điều này khiến cho văn nhân Man Sinh mê mẩn chẳng muốn dời xa. Về đến nhà bất ngờ có một linh cảm xuất hiện, múa bút thành văn vẽ ra một chiếc ấm ông rất ưng ý. Lúc đầu đặt tên là ấm” Ẩm Hồng” nhưng ông thấy cái tên này vẫn chưa ý nghĩa, ông trầm ngâm suy nghĩ lấy và ý của câu” Hoành qua thái hồng, phiêu vu vân đoan” rồi đặt tên là ấm “Hoành Vân”, chiếc ấm này hàm chứa nội hàm văn hóa sâu sắc, tạo hình của ấm thanh thoát, màu sắc tươi sáng, thanh tú nho nhã, chữ khắc trên thân ấm ngụ ý sâu xa, đúng là chiếc ấm của một văn nhân, các chi tiết được làm rất tỷ mỉ, phong cách khoáng đạt. Chiếc ấm này với dáng vẻ thanh thoát, hàm chứa những ẩm ý, chất lượng đất tốt nhất nên da ấm nhẵn bóng mượt mà. Chiếc ấm này đã đạt đến cảnh giới cả về nghệ thuật và văn hóa trong nghệ thuật làm ấm Tử Sa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *