Showing 1–20 of 41 results

Chén thiên mục Kiến diêu (建盏 /Jianzhan /Jian ware /Jian Zhan/Tian Mu Porcelain /Thiên mục /Tenmoku)

Là tên gọi của dòng gốm sứ cổ xuất hiện vào khoảng thời nhà Đường. Và được chế tác ở lò gốm thuộc Kiến Dương, Phúc Kiến, Trung Quốc. Điểm nổi bật của Kiến Diêu là chất men đen được nung ở nhiệt độ rất cao. Do ban đầu chỉ được dùng để làm bát trà. Nên chất men này được đặt là Kiến Trản. Là cái chén nhỏ còn ‘kiến’ là từ phổ biến ở các địa danh nơi đây.

Trong quá trình tôi luyện củi, thân men và lửa hòa quyện. Ngọn lửa và vết cháy sẽ dẫn đến màu đỏ đen, xanh dương. Xanh lá cây, vàng và bạc. Một chén thiên mục kiến trản thậm chí sẽ hiển thị bảy màu. Với sự kết hợp của lửa ở nhiệt độ cao. Bề mặt cũng có thể xuất hiện các hiệu ứng đặc biệt lốm đốm và chấm. Chẳng hạn như lông thỏ, giọt dầu. Và thậm chí là hiệu ứng lông lốm đốm như những vì sao trong dải ngân hà.

Chén Trản Kiến diêu lông thỏ: Là trên nền đen như sừng của nước men. Lộ ra từng đường gân sọc nhỏ chảy trong và ngoài. Hình dáng như từng sợi lông thỏ mềm mại mà dầy li ti các sọc mà được đặt tên như vậy.

Chén thiên mục giọt dầu: Là Một đỉnh cao của Kiến diêu thiên mục. Có những tác phẩm kiển trản đạt được sắc men đẹp tựa như hố đen trong vũ trụ đang hút những vì sao tinh tú trên bầu trời đêm vào tâm của nó.

Chén thiên mục sắc men lốm đốm: Khuyết tật hình thành do ngọn lửa khử không cháy hết. Những đốm tròn đen và quầng màu là những thay đổi theo ý trời. Có những chiếc chén kiến diêu lốm đốm đẹp tựa như dòng sông băng tan chảy, hoặc tựa ánh hào quang trên đầu phật.