Các nghệ nhân làm ấm tử sa nổi tiếng

Các Nghệ nhân làm ấm tử sa nổi tiếng Nghi Hưng:

Trong suốt chiều dài phát triển của Ấm Tử Sa đã xuất hiện rất nhiều nghệ nhân nổi tiếng với những kỹ thuật chế tác độc đáo, sáng tạo khác nhau, tuy nhiên trong loạt bài viết này tôi sẽ chỉ đề cập tới một số nghệ nhân trong thế kỷ XX những người có cống hiến rất lớn cho ngành ấm tử sa. Hai nghệ nhân vẫn thường được nhớ đến nhiều nhất là Cố Cảnh Chu và Tưởng Dung không chỉ bởi những tác phẩm họ tạo ra mà những học trò của họ cũng rất xuất sắc.

Cố Cảnh Chu

Cố nghệ nhân Cố Cảnh Chu (1915 – 1992) là một người thầy vĩ đại về nghệ thuật ấm tử sa của Trung Quốc, ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghề thủ công làm ấm. Năm 18 tuổi ông bắt đầu sự nghiệp đầy vẻ vang của mình và chỉ 2 năm sau ông đã là một thợ thủ công có tiếng ở đất Nghi Hưng. Những chiếc ấm do ông tạo ra không chỉ có tính ứng dụng cao mà tính nghệ thuật và thẩm mỹ cũng rất cao. Bên cạnh đó ông cũng tham gia công tác đào tạo và nhiều nghệ nhân nổi tiếng sau này là học trò của ông như: Từ Hán Đường, Lý Cảnh Hồng, v.v… Một số tác phẩm ấm tiêu biểu của ông: Thạch biều, Báo xuân mai, Tăng mao, Liên tử, Châu bàn, Như ý v.v…

Nghệ nhân Cố Cảnh Chu và một số dang ấm tiêu biểu

Nghệ nhân Cố Cảnh Chu và một số dang ấm tiêu biểu

Tưởng Dung

Tưởng Dung và một số dáng ấm tử sa tiêu biểu

Tưởng Dung và một số dáng ấm tử sa tiêu biểu

Nghệ nhân nổi tiếng tiếp theo cũng thường được nhớ tới là Tưởng Dung, bà cũng là một người thầy vĩ đại của nghệ thuật ấm tử sa mà Trung Quốc đã sản sinh ra. Tưởng Dung sinh năm 1919 trong một gia đình cũng có truyền thống nghề thủ công ở Nghi Hưng, năm 11 tuổi bà bắt đầu theo cha mẹ học nghề làm ấm. Năm 1936 bà cho ra đời tác phẩm Nho sóc, năm 1939 bà gia nhập một công ty ở Thượng Hải chuyên làm đồ giả cổ. Năm 1945 bà quay trở về quê hương Nghi Hưng và chuyên tâm làm ấm. Năm 1955 bà cùng một số người khác đã thành lập hiệp hội nghề làm ấm tử sa ở Nghi Hưng. Từ năm 1966 – 1975 là giai đoạn diễn ra cuộc Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc nên nghề làm ấm tử sa cũng bị gián đoạn. Năm 1975 bà cho ra đời tác phẩm Sen vịt, năm 1977 là tác phẩm Cà tím, Bí ngô. Năm 1995 là tác phẩm Trường thọ, Bích Hoa và còn rất nhiều các tác phẩm tuyệt vời khác. Những tác phẩm của bà thường lấy cảm hứng và cách điệu theo hình dáng của cỏ cây hoa lá và tất nhiên có tính nghệ thuật rất cao. Năm 1955 chiếc Ấm Sen của bà đã được Thủ tướng Chu Ân Lai dùng làm tặng phẩm cho nước ngoài. Bà cũng đào tạo ra nhiều lớp nghệ nhân xuất sắc sau này trong đó phải kể tới con gái bà Tưởng Nghệ Hoa. Trải qua nhiều thăng trầm của nghề làm ấm hiện nay bà đã được công nhận là Đại mỹ thuật công nghệ sư và là giám khảo trong các cuộc thi ấm .

Từ Hán Đường

Nghệ nhân Từ Hán Đường sinh năm 1932 cũng trong một gia đình có truyền thống nghề thủ công, năm 1948 ông bắt đầu tham gia làm ấm tử sa. Trong những năm 1950 ông theo học nghệ nhân Cố Cảnh Chu, những tác phẩm của ông có hình dáng phong phú, điêu luyện về kỹ thuật và tinh xảo về đường nét. Ông cũng tham gia công tác nghiên cứu và viết sách, các cuốn sách ông đã cho ra đời như Nghệ thuật ấm tử sa truyền thống, Trà và ấm, Hình dáng ấm trà truyền thống. Các tác phẩm của ông hiện đang được lưu giữ tại một số các bảo tàng rất nổi tiếng cả trong và ngoài nước như Bảo tàng Nam Kinh, Bảo tàng Lịch sử trung Quốc, Bảo tàng Trà cụ tại Hồng Kông, Bảo tàng Hoàng gia Bỉ và Bảo tàng Victory tại Anh .

Từ Hán Đường và một số dáng ấm tiêu biểu

Từ Hán Đường và một số dáng ấm tiêu biểu

Uông Dân Tiên

Nghệ nhân Uông Dân Tiên sinh năm 1943, năm 14 tuổi bà bắt đầu tham gia làm ấm tử sa và đến năm 17 tuổi bà đã nhận được sự dẫn dắt, dạy dỗ của nhiều nghệ nhân nổi tiếng. Sau hơn 10 năm làm ấm dưới sự dìu dắt của nhiều người thầy lớn bà đã đã đạt được những kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng về gốm sứ nói chung và tử sa nói riêng. Tính đến nay bà đã có hơn 100 tác phẩm đạt nhiều giải vàng tại các triển lãm gốm sứ nghệ thuật cả trong và ngoài nước, phần lớn các tác phẩm đó được sử dụng như lễ vật quốc gia tặng các chính khách nước ngoài và được lưu giữ tại nhiều bảo tàng lớn như Bảo tàng quốc gia Băc Kinh.

Uống Dân Tiên và một số dáng ấm tiêu biểu

Uống Dân Tiên và một số dáng ấm tiêu biểu

Bao Chí Cường

Bao Chí Cường sinh năm 1946 tại Nghi Hưng, năm 1959 ông bắt đầu học nghề gốm và dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân Ngô Vân Căn ông học khắc trên chất liệu gốm. Năm 1965 ông được nghệ nhân Nhậm Hán Đình hướng dẫn , năm 1975 ông nghiên cứu tại Học viện Mỹ thuật trung ương Trung Quốc về nghệ thuật gốm sứ. Ông nổi tiếng với kỹ thuật kết hợp nghệ thuật hội hoạ, điêu khắc và thư pháp vào những chiếc ấm tử sa. Những tác phẩm của ông đã đạt rất nhiều giải vàng tại các triển lãm đồ thủ công gốm sứ cả trong và ngoài nước, và hiện các tác phẩm đó đang nằm trong các viện bảo tàng lớn như Bảo tàng Bắc Kinh, Bảo tàng Nam Kinh, Viện nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ Trung Quốc. Hiện ông đang nắm giữ vị trí Giám đốc nghệ thuật hiệp hội gốm tỉnh Giang Tô, Phó chủ tịch hiệp hội nghiên cứu Văn hoá và Nghệ thuật Nghi Hưng Trung Quốc và được công nhận là nghệ nhân cấp quốc gia

Bao Chí Cường và một số dáng ấm tiêu biểu

Bao Chí Cường và một số dáng ấm tiêu biểu

Đàm Tuyền Hải

Đàm Tuyền Hải sinh năm 1939 tại Giang Tô – Nghi Hưng, ông tốt nghiệp Học viện Nghệ thuật Trung ương khoa Thủ công mỹ nghệ năm 1976. Năm 2004 ông chính thức được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân cấp quốc gia. Các tác phẩm của ông cũng từng tham gia các cuộc thi, triển lãm quốc tế và dành được nhiều giải vàng như giải vàng năm 1984 tại Hội chợ Leipzig – Đức, giải nhất năm 1985 tại Triển lãm các sản phẩm mới tỉnh Giang Tô, năm 1989 tại Triển lãm hội hoạ và thư pháp tỉnh An Huy – Chiết Giang, v.v… Ông cũng từng nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng như Phó chụ tịch hội nghệ thuật gốm sứ Trung Quốc khoá VII, VIII, IX , Chủ tịch hội điêu khắc Hồng Kông – Trung Quốc

Đàm Tuyền Hải và một số dáng ấm tiêu biểu

Đàm Tuyền Hải và một số dáng ấm tiêu biểu

Lý Xương Hồng

Lý Xương Hồng sinh năm 1937 tại Nghi Hưng, năm 1955 ông bắt đầu học nghề gốm tử sa dưới sự chỉ dạy của cố nghệ nhân Cố Cảnh Chu. Các tác phẩm của ông cũng đã từng dành nhiều giải vàng tại các triển lãm, hội trợ trong và ngoài nước. Bên cạnh đó ông cũng dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu và biên tập các tài liệu về nghệ thuật Tử sa. Chính nhờ những công hiến đó mà năm 1989 ông đã được Chính quyền tỉnh Giang Tô phong tặng nghệ nhân cấp cao, đến năm 2000 ông được Chính phủ Trung Quốc trao tặng danh hiệu nghệ nhân cấp quốc gia

Lý Xương Hồng và các dáng ấm tiêu biểu

Lý Xương Hồng và các dáng ấm tiêu biểu

Châu Quế Trân

Châu Quế Trân sinh năm 1943 tại Nghi Hưng, bà là nghệ nhân cấp cao và cũng là một học trò xuất sắc của nghệ sư Cố Cảnh Chu

Châu Quế Trân và các dáng ấm tiêu biểu

Châu Quế Trân và các dáng ấm tiêu biểu

Cố Thiệu Bồi

Cố Thiệu Bồi sinh năm 1945 trong gia đình có truyền thống về gốm sứ, năm 1958 ông bắt đầu vào trường học nghề Tử sa dưới sự giúp đỡ chỉ dạy của nghệ sư Cố Cảnh Chu. Các tác phẩm của ông đã từng dành đến 18 giải vàng cấp quốc gia và cấp tỉnh, năm 1989 ông từng là Phó chủ tịch hội gốm sứ tỉnh Giang Tô

Cố Thiệu Bồi và các dáng ấm tiêu biểu

Cố Thiệu Bồi và các dáng ấm tiêu biểu

Hà Đạo Hồng

Hà Đạo Hồng sinh năm 1943 tại Nghi Hưng là nghệ nhân cấp cao, năm 1958 ông bắt đầu tham làm ấm tử sa dưới sự chỉ dẫn của Bùi Thạch Dân. Từ năm 1975 đến 1980 ông nghiên cứu tại Học viện Mỹ thuật trung ương Trung Quốc, các tác phẩm của ông đã từng dành nhiều giải vàng tại các liên hoan triển lãm nghệ thuật và còn được lựa chọn sử dụng làm quà tặng quốc gia. Hơn 30 năm làm ấm ông đã tạo ra hơn 100 tác phẩm với nhiều hình dáng đặc sắc khác nhau, phần lớn chúng đều đang năm trong các viện bảo tàng lớn cả trong và ngoài nước. Bên cạnh đó ông cũng tham gia nghiên cứu và giảng dạy tại các viện và trường đại học lớn như Viện hàn lâm Mỹ thuật trung ương, Đại học Thanh Hoa .

Hà Đạo Hồng và các dáng ấm tiêu biểu

Hà Đạo Hồng và các dáng ấm tiêu biểu

Lưu Kiến Bình

Lưu Kiến Bình sinh năm 1957 là nghệ nhân cấp cao, năm 1976 ông bắt đầu học nghề Tử sa. Năm 1983 ông tốt nghiệp Học viện nghệ thuật Nam Kinh, năm 1989 ông tốt nghiệp Học viện mỹ thuật Trung ương. Các tác phẩm của ông cũng từng tham gia và dành nhiểu giải vàng tại các hội trợ, triển lãm trong và ngoài nước

Lưu Kiến Bình và các dáng ấm tiêu biểu

Lưu Kiến Bình và các dáng ấm tiêu biểu

Thẩm Cừ Hoa

Năm 1955 Thẩm Cừ Hoa bắt đầu ra nhập làng Tử sa dưới sự hướng dẫn của Cố Cảnh Chu, năm 1958 bà tham gia giảng dạy và nghiên cứu về đất Tử sa. Từ năm 1979 – 1982 bà tham gia Hội liên hiệp phụ nữ Trung Hoa và được hội trao tặng giải bàn tay vàng trong cuộc thi trào mừng thành lập hội. Năm 1989 bà đã đạt danh hiệu công nghệ mỹ thuật cấp cao, năm 1999 bà được tỉnh Giang Tô trao tặng danh hiệu công nghệ mỹ thuật sư và đến năm 2007 bà trở thành đại mỹ thuật công nghệ sư. Các tác phẩm của bà hiện đang lưu giữ tại rất nhiều các bảo tàng lớn cả trong và ngoài nước, bà từng kết hợp với Lý Xương Hồng cùng thực hiện tác phẩm “Trà Trúc” và đạt giải vang tại triển lãm Leipzig .

Thẩm Cừ Hoa và các dáng ấm tiêu biểu

Thẩm Cừ Hoa và các dáng ấm tiêu biểu

Lời kết về các nghệ nhân làm Ấm Tử Sa

Xuôi dòng phát triển theo thời gian tôi vừa điểm lại 12 gương mặt nghệ nhân tiêu biểu của nghệ thuật Tử sa trong thế kỷ XX, trên thực tế còn rất nhiều những tên tuổi khác mà trong các bài viết sau có dịp tôi sẽ đề cập tới. Đây là 12 gương mặt thường hay được nhớ đến không chỉ bởi những tác phẩm tuyệt tác họ đã tạo ra mà còn bởi những cống hiến cho ngành gốm sứ Trung Quốc nói chung. Họ đều là những con người rất tài năng, mỗi người đều có những nét riêng biệt và đặc sắc trong việc chế tác ấm tử sa. Hai cố nghệ sư Cố Cảnh Chu và Tưởng Dung được coi là những người tiên phong đặt nền móng cho phong cách chế tác ấm tử sa đương đại. Các tác phẩm của Cố Cảnh Chu có hình dáng kết cấu đơn giản vững chắc chủ yếu là hình khối tròn hoặc lập phương thiên về công năng sử dụng hàng ngày nhưng vẫn mang tính nghệ thuật cao. Trái lại các tác phẩm của Tưởng Dung lại rất hay sử dụng các chi tiết trang trí cầu kỳ bên ngoài thân ấm, trên nắp ấm mang màu sắc thiên nhiên vì được cách điệu từ cỏ cây hoa lá chim thú. Sự ảnh hưởng này được thể hiện rất rõ trên các tác phẩm của lớp nghệ nhân là học trò của hai ông/bà sau này. Uông Dân Tiên cũng là nghệ nhân hay sử dụng các chi tiết trang trí bên ngoài thân ấm, Bao Chí Cường lại thích sử dụng thư pháp và hội hoạ để khắc lên thân ấm. Lý Xương Hồng và Châu Quế Trân luôn thích lấy cảm hứng từ những dáng ấm truyền thống rồi cách điệu một vài chi tiết như vòi, quai, nắp ấm. Trong khi Thẩm Cừ Hoa lại hay sử dụng phương pháp cách điệu các chi tiết trên ấm với hình dáng của những con thú. Nghệ nhân họ Hà nổi tiếng với những chiếc ấm có vòi và quai rất đặc biệt không thể lẫn với ai, kỹ thuật đó ảnh hưởng tới cả con gái ông sau này là Hà Yến Bình .

Gu Jingzhou(Died)

Title: Senior Craft Artist

Honors:China’s Craft Artist Master

China’s Craft Artist Master, one of Seven Old Purple Clay Masters, he is the most accomplished modern potters. His reputation could be compared with the Shi Dabing of Ming Dynasty. He was honored as “the Grand Master”, “leading authority of pot field”.

Jiang Rong(Lin Feng(died))

Title: Senior Craft Artist

Honors:China’s Craft Artist Master

China’s Craft Artist Master, one of Seven Old Purple Clay Masters, she was the first female craft artist master in the history and she was good at making floral organs.

Zhu Kexin(died)

Title: Senior Craft Artist

One of Seven Old Purple Clay Masters, his stage name is Kexin, meaning “the modest one could be the teacher”. In 16, he learned from Wang Shengyi and became fellow apprentices with Wu Yungen and Wang Genbao. He was modest in learning and pursued for innovation.

Ren Ganting(died)

Title:Researcher level Senior Craft Artist

One of Seven Old Purple Clay Masters, he was born in a teacher’s family. His eldest brother Gankun was good at engravedpaper, his second elder brother died early and his younger brother Ganru was engaged in the painting of flowers and birds in traditional Chinese style. His family was poor and he had just learned in school for 3 years, but he studied hard and often painted or wrote on the ground. The people surrounding regarded as him as a talent.

Pei Shimin(died)

One of Seven Old Purple Clay Masters, he is also named as Pei Demin. When he was a child, he once studied in school. In 14, he learned ceramic making technology from his brother-in-law Zu Cheng. When he came to Liyong Tao products company in 22, he had be famous in the field.

Wang Yinchun(died)

Title: Researcher level Senior Craft Artist

He started the technology career in as learning from master Jin Ashou. Three years later, he served as technician in the potter. In 24, he made and sold his own dark-red enameled pottery teapot, on which he printed his signature. It made him famous in Shanghai.

Wu Yungen(died)

Title:Master of Qing Dynasty

One of Seven Old Purple Clay Masters, he is also named as Wu Zhilai. In 14, he learned pot making skills from Wang Chunrong. Wang Genbao, Zhukexin and him are fellow apprentices.

He Daohong

Title:Researcher level Senior Craft Artist

Honors:China’s Ceramic Art Master, Craft Artist Master of Jiangsu Province

Learned from famous artist Wang Yinchun and Pei Shimin, he also studied in the Central Academy of Fine Arts and formed the “He’s Style” in the pot art field.

Wang Yinxian

Title:Researcher level Senior Craft Artist

Honors: China’s Craft Artist Master, China’s Ceramic Art Master

Awarded as “master of floral organ”, he has learned from Wu Yungen, Zhu Kexin, Pei Shimin, Jiang Rong. He is active in exploration and innovation, gains the advantages of different schools. He is one of the 4 modern style representative of the purple pottery art, as well as a master of modern ceramics.

Zhou Guizhen

Title:Researcher level Senior Craft Artist

Honors: China’s Craft Artist Master, China’s Ceramic Art Master

Learned from Wang Yinchun and Gu Jingzhou, she has achieved remarkable results on the purple clay art during 40 years of work, and she has been honored as “master of round ware”.

Pan Chiping

Title:Researcher level Senior Craft Artist

Honors: Famous Art Crafts of Jiangsu Province

Famous for flowerpot in Shanghai in 1970s, accepted specific training in the factory later. He concentrates on the quadrangular jar and is called as the “King of Quadrangular Jar” in Taiwan.

Li Changhong

Title:Researcher level Senior Craft Artist

Honors: China’s Craft Artist Master, China’s Ceramic Art Master

Learned from master Gu Jingzhou, he has the good reputation of “prize winner” in the field. He is honest and kind, modest and eager to learn with good morality. In his spare time, he likes painting and studying purple clay theory, as well as teaching new talents.

Xu Xiutang

Title:Researcher level Senior Craft Artist

Honors: China’s Craft Artist Master, China’s Ceramic Art Master

Learned pottery carving decoration from pottery carving master Ren Ganting, later turned to “Clay Figurine Zhang” studio to learn folk clay sculpture. The decorative art has been fully developed.

Lv Yaochen

Title:Researcher level Senior Craft Artist

Honors:China’s Craft Artist Master

Learned from the master Wu Yungen, the works’ modelling are novel and unique, as well as exquisite and rigorous, which are collected by the Museum of Chinese History as contemporary treasures.

Gu Shaopei

Title:Researcher level Senior Craft Artist

Honors: China’s Craft Artist Master

Learned from Chen Yuanfu firstly and taught by Gu Jingzhou later, he has served as the vice general technologist of Yixing (Jiangsu) Purple Clay Craft Factory, deputy director of Purple Clay Craft Institute, chief technologist of Yixing Jinda Ceramics Co., Ltd.

Bao Zhiqiang

Title:Researcher level Senior Craft Artist

Honors: China’s Craft Artist Master, China’s Ceramic Art Master

Called as Leren, he learned the pottery carving from Tan Yaokun and Fan Zelin. Later, he turned to Wu Yungen to learn the pot making skills. He is good at designing pot making, especially the pottery carving.

Chen Guoliang

Title:Researcher level Senior Craft Artist

Honors:China’s Ceramic Art Master

He is also called as Hexuan and he learned the technology from China’s Ceramic Art Master, He Hongdao.

Xu Anbi

Title:Researcher level Senior Craft Artist

Honors:China’s Ceramic Art Master, Craft Artist Master of Jiangsu Province

Good at pottery carving, he combines the calligraphy, painting and ceramic furnishings organically. Keep on innovation, and pursue for perfection.

CHU KHẢ TÂM

       

Chu Khả Tâm ( 1904-1986), tên thật Khai Trương, Khải Trường, năm27 tuổi ông được gọi là Khả Tâm.Năm 14 tuổi Chu Khả Tâm quyết tâm tìm sư học đạo về nghệ thuật Tử Sa, và Ngô Vân Căn đã đồng ý nhận ông làm đồ môn. Năm 1931 ông đến thành phố Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô học nghề gốm sứ, và ông bắt đầu làm quen với chất liệu Tử Sa. Ngay năm sau ông đã cho ra tác phẩm Đinh Đinh Long Vân và tham gia vào hội chợ triển lãm Chicago,ông nhận ngay được giải thưởng “Tài Năng Cao Cấp”.

Tháng 12 Năm 1953, tác phẩm Long Vân của ông được trưng bày tại Đại Hội Quốc Dân, để nhân dân và các nghệ nhân gia tham quan và bình phẩm.

Năm 1959 tác phẩm của ông đại diện cho Viện bảo tàng cố cung Bắc Kinh tham gia hội chợ triển lãm quốc tế, tác phẩm “Sóc Nho” “Tùng Trúc Hồ” đã được hội đồng Thủ công mỹ nghệ trung hoa đánh giá rất cao và giành giải Nhất. Cũng trong năm 1959 ông sử dụng hơn 4 tháng tâm huyết kết hợp cùng với viện bảo tàng Nam Kinh cho ra mắt bộ sưu tập đoạt giải thưởng cao cấp Đào Tử. Bộ sưu tập có tính mạnh mẽ, thiết kế ấm Như Ý, Vân Ngọc Hồ màu cafe, Nghênh Binh Bồ Đào Tửu, Trường Thọ Hồ .v.v….

Chu Khả Tâm là người tiên phong trong phong trong một loạt kỹ thuật thủ pháp trang trí Tử Sa, và ông đã nhận được nhiều đánh giá cao của cả trong và ngoài nước.

NGÔ VÂN CĂN

Nghệ Nhân: Ngô Vân Căn ( 1892 – 1969 )

Ông còn được gọi với nghệ danh Ngô Chi Lai, năm 14 tuổi ông cùng với Vương Bảo Căn bắt đầu theo Vương Xuân Dung học về nghệ thuật làm ấm Tử Sa. Chỉ sau ba năm ông đã học thành công, đây cũng là thời kỳ kinh tế khó khăn, nên việc nung luyện tốn kém, thường chỉ làm việc xử lý đất bùn kiếm sống. Năm 1915, được công ty Đào Khí Nghỉ Hưng giới thiệu đến nhà máy gốm sứ Sơn Tây gia công với thời gian 3 năm. Đồng hành khi đó còn có Dương A Thời và Lý Bảo Trân. Tại đây không những ông được học công nghệ nung đồ gốm đơn thuần mà còn được học cách nung Tử Sa cùng với men sứ, và thử nghiệm của ông đều có kết quả rất khả quan , từ đó cách nung này đã trở thành đại diện nổi bật trong công nghiệp nung gốm sứ và đã được lan rộng ra khắp các tỉnh thành.

Đến năm 1929 Ngô Văn Căn về làm kỹ thuật viên cho bộ phận gốm sứ của Trung Tâm Đại Học Nam Kinh, làm việc tại đây 2 năm ông quay trở về Nghi Hưng.Năm 1932 tại Nghi Hưng, Giang Tô ông giảng dạy tại trường trung học gốm sứ. Đồng thời ông kêu gọi Chu Khả Tâm cũng về đây, được một thời gian thì trường học buộc phải đóng cửa do chiến tranh kháng chiến Nhật nổ ra.1954 ông gia nhập vào hợp tác xã sản xuất gốm sứ Su Sơn Đào, năm 1956 ông được lên cấp độ thầy hướng dẫn công nghệ đúc, ông luôn là người khiêm tốn, tận tình. Tác phẩm cũng như Nhân phẩm của ông luôn đơn giản nhưng rất tỉ mỉ chi tiết. Lúc này nhà máy Nghi Hưng được thành lập, nơi đây cũng tụ hợp được khá nhiều hội viên tham gia. Hiện nay những nghệ nhân làm ấm nổi tiếng như: Lu Yao Chen, Wu Zhen, He Ting Zhu v.v…đều đã học và tốt nghiệp tại trường này, ông luôn luôn khắt khe với học viên, nghiêm cấm chia rẽ bè phải nhưng ông cũng rất luôn hài hòa với học viên.

1959, ông đã ở tuổi cao, nhưng tay nghề của ông không hề kém đi, và cũng vẫn rất tận tình chỉ bảo cho các học viên, giảng dạy trên triết lý của chính bản thân ông, ông luôn luôn coi những học viên như con mình và mong muốn tất cả họ đều phải phát huy hết nghành nghề Tử Sa Nghi Hưng.

Cả cuộc đời của Ngô Văn Căn cần cù, đơn giản, công tư phân minh, cho đến khi ông qua đời, ông để lại cho con cái những tác phẩm để đời của mình, những tác phẩm Tử Sa của Ngô Văn Căn đều kỳ diệu, có thể kể đến như: “Song Sắc Trúc Đoạn Hồ”, “Đại Hình Trúc Đề”,  “Truyền Lú Hồ”, “Đường Vân Hồ”, “Hợp Linh Hồ” v.v… những tác phẩm này đều đã được lựa chọn tham gia triển lãm nhiều lần trong và ngoài nước.

BÙI THẠCH DÂN

 

Bùi Thạch Dân (1892-1976), tên thật là Bùi Khánh Vân, và ông cũng hay được gọi với tên Bùi Đức Danh. Thời thơ ấu ông có một vài năm đi học, sau đó đến năm 14 tuổi ông bắt đầu quyết tâm đi tầm sư học đạo, ông học các kỹ thuật đồ gốm nung, đến năm 22 tuổi ông được nhận vào làm tại công ty Lợi Vĩnh Đào chuyên sản xuât cung cấp các đồ tử sa, khi đó ngành Tử Sa của Trung Hoa mới bắt đầu được nhiều người để ý tới, đến năm 34 tuổi một số tác phẩm của ông đã được hai nhân vật là Trương Hoán Thanh và Giang Tổ Trấn chuyên kinh doanh trong lĩnh vực đồ cổ ở Thượng Hải giới thiệu đến trưng bày tại Thượng Hải. Một số tác phẩm kinh điển của ông thời đó như “Ngộ Kỳ Tri Đào” “Ngộ Kỳ Hồ” v.v… đã được rất nhiều bạn bè yêu thích bởi đó là những tác phẩm phỏng cổ tốt, chế tác và kỹ thuật tốt và nhờ đó ông đã nổi tiếng trong giới nghệ thuật tử sa Giang Nam, ngay sau đó ông đã được gọi với biệt danh “Trần Minh Viễn Đệ Nhị”. Hai năm sau đó ông cho ra một số tác phẩm nghệ thuật đặc sắc cho đến khi hết cuộc chiến chống quân Nhật ông quay trở về Nghi Hưng.

Năm 1940 ông bắt đầu đi thuê địa điểm để tự sản xuất tự kinh doanh, khi đó ông còn làm ra những tác phẩm những con vật ngộ nghĩnh như: Chim, Cá, Ếch, Mèo, v.v… đều bằng chất liệu tử sa để chơi trên bàn Trà.Lịch sử của đất Tử Sa còn được ví như Cầu Tân Cầu Biến, Cầu Thanh Cầu Diệu, Thanh nhưng Nhỏ, Nhỏ Nhưng Diệu, nhưng để đạt được nó không hề đơn giản mà còn phụ thuộc vào sự cao tay của những nghệ nhân thủ công làm ra chúng.

Cuộc đời của ông thanh cao, sống khép kín, không bao giờ tự cao tự đại, tinh thần cao cả của ông hiện diện ở khắp nơi. Sự thành danh nổi tiếng của ông cho đến ngày nay với biệt danh “ Trần Minh Viễn Đệ Nhị” đã được lưu truyền rộng rãi trên thế giới. Những tác phẩm của ông đều mang đầy đủ phong thái: Lực cầu Tân, Biến, Đạo, Lực Cầu Thanh, Diệu, Thần .v.v… Từ đất Tử Sa ông đã đưa ra ngoài ấm tử sa còn có những mẫu vật rất sinh động và có hồn trong đồ chơi Trà. Ông để lại cho những thế hệ sau những kinh nghiệm học hỏi vô cùng quý báu và phong phú trong nghệ thuật tạo hình từ đất tử sa.

Năm 1968 ông bị đột quỵ, tuy vừa trị bệnh nhưng ông vẫn có thể đi lại được, hàng ngày ông vẫn đi đến xưởng sản xuất để hướng dẫn, chỉ bảo, chăm sóc cho những nghệ nhân may mắn được ông nhận làm đồ đệ, và ông cũng đã đào tạo cho ra được một thế hệ nghệ nhân danh tiếng sau này. Kể từ khi ông bị đột quỵ ông đã dừng làm việc trực tiếp nên từ đó ông đã không cho ra thêm bất cứ tác phẩm nào của riêng mình nữa, cho đến năm 1976 ông đã mãi mãi ra đi khi hưởng thọ ở tuổi 84.Những tác phẩm của ông hiện nay một số được bảo quản tại Bắc Kinh, một số còn lại đều được mọi người sưu tầm và bán đấu giá.

CỐ CẢNH ĐƠN

TƯỞNG DUNG

DƯ HÁN ĐƯỜNG

LÝ KIẾN QUÂN

TẠ HIỂU ĐÔNG

PHẠM KIM MAI

PHẠM KIM MAI

LĂNG YẾN BÌNH

LĂNG YẾN CẦM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *